Người mẫu Ngọc Trinh bị khởi tố: Vì sao không được tại ngoại?

Google News

Dư luận đặt câu hỏi, Ngọc Trinh bị khởi tố, bắt giam về tội gây rối trật tự công cộng, nếu là tội phạm ít nghiêm trọng liệu có được tại ngoại?

Chiều 19/10, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh (người mẫu Ngọc Trinh) về tội "Gây rối trật tự công cộng".
Ngọc Trinh bị khởi tố bắt giam liên quan vụ việc điều khiển xe mô tô phân khối lớn, biểu diễn bằng những hành động nguy hiểm, sau đó đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc.
Nguoi mau Ngoc Trinh bi khoi to: Vi sao khong duoc tai ngoai?
Ngọc Trinh khi bị bắt. 
Khởi tố, bắt giam là có phần nghiêm khắc
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, việc cơ quan điều tra khởi tố Ngọc Trinh về tội gây rối trật tự công cộng là không sai nhưng có phần nghiêm khắc.
Thông tin cho thấy, Ngọc Trinh đã điều khiển xe mô tô phân khối lớn mà không có giấy phép lái xe, gây phản cảm. Việc đăng tải những hình ảnh, video lên mạng xã hội gây ra những tác động tiêu cực về tâm lý cho giới trẻ trong xã hội.
Nếu người bình thường có hành vi vi phạm về giao thông đường bộ có thể xử phạt hành chính là phù hợp. Tuy nhiên, cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá Ngọc Trinh là người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng xã hội, hành vi của những nghệ sĩ, những người nổi tiếng sẽ dễ tác động trực tiếp đến tâm lý, hành động, thói quen của giới trẻ, gây ra dư luận xấu nên đã xử lý quyết liệt để răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.
Theo quy định của pháp luật, hành vi gây rối trật tự công cộng có hai loại chế tài là chế tài hành chính và chế tài hình sự.
Với những hành vi gây rối trật tự công cộng mà hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội là người vi phạm có thể bị xử lý hình sự. Đây là quy định có tính chất định tính chứ không định lượng. Bởi hành vi có "ảnh hưởng xấu" hay không là do quan điểm đánh giá của cơ quan chức năng.
Về mặt pháp lý, gây rối trật tự công cộng là hành vi có lỗi cố ý gây hậu quả mất ổn định, phá vỡ trật tự nơi công cộng có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Nguoi mau Ngoc Trinh bi khoi to: Vi sao khong duoc tai ngoai?-Hinh-2
 
Thực tế, hành vi gây rối trật tự công cộng rất đa dạng, pháp luật không sử dụng phương pháp liệt kê, mà các quy định và hướng dẫn có tính chất mô tả chung. Hành vi gây rối trật tự công cộng là những hành vi diễn ra nơi công cộng, có thể là đua xe trái phép, vi phạm trật tự an toàn giao thông, điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng, chửi bới, la hét, đánh nhau... hoặc có các hành vi khác nơi công cộng gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây ra những hậu quả thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất.
Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội, hậu quả chưa dẫn đến chết người, chưa ách tắc giao thông nghiêm trọng, chưa gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác đến 61 % hoặc chưa được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, với mức phạt thấp nhất là 300.000 đồng, mức phạt cao nhất là 40.000.000 đồng.
Trong Bộ luật Hình sự sự năm 2015, hành vi gây rối trật tự công cộng được mở rộng theo hướng tùy nghi cho cơ quan tiến hành tố tụng để áp dụng chế tài hình sự nên không còn quy định "hậu quả nghiêm trọng" bằng những con số định định lượng như luật cũ và hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán trước đây. Bởi vậy, chỉ cần hành vi được xác định là "ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội" là có thể xử lý hình sự.
Hành vi gây rối trật tự công cộng có ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội hay không là hậu quả có tính chất định tính và ldo cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá. Chính vì vậy việc xử lý hình sự về hành vi gây rối trật tự công cộng hiện nay là rất dễ dàng và theo hướng tùy nghi dựa trên đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan chức năng.
Nguoi mau Ngoc Trinh bi khoi to: Vi sao khong duoc tai ngoai?-Hinh-3
Ngọc Trinh điều khiển xe mô tô phân khối lớn, biểu diễn bằng những hành động nguy hiểm, sau đó đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc. 
Ngọc Trinh liệu có được tại ngoại?
Theo nhận định của luật sư Cường, từ thông tin cơ quan công an cung cấp, có thể Ngọc Trinh chỉ bị khởi tố theo khoản 1, Điều 318 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9, Bộ luật Hình sự.
Điều đáng chú ý trong vụ án này, là cơ quan điều tra khởi tố Ngọc Trinh về tội gây rối trật tự công cộng mà lại áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can điều tra. Thông thường đối với các tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng mặc nhiên sẽ không tạm giam, chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú sau khi khởi tố bị can. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giam với các bị can bị khởi tố về tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng nếu như bị can không có nơi cư trú rõ ràng, có dấu hiệu bỏ trốn, cản trở hoạt động điều tra...
Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo trong những trường hợp sau: Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và trong trường hợp có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cần trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc là người già yếu, người đang bệnh nặng, có nơi cư trú rõ ràng thì không bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam, người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì mới tạm giam họ.
Như vậy, trường hợp Ngọc Trinh bị điều tra theo khoản 2, Điều 318 và có căn cứ cho thấy nếu không tạm giam, bị can có thể bỏ trốn hoặc cản trở hoạt động điều tra thì cơ quan điều tra mới tiến hành tạm giam để điều tra theo quy định pháp luật.
Luật sư Cường cho rằng, nếu không đồng ý với quyết định tạm giam, Ngọc Trinh có quyền khiếu nại đối với quyết định này. Cơ quan điều tra cũng sẽ giải thích và làm rõ Ngọc Trinh đã bị khởi tố theo khoản nào của điều luật, thuộc tội ít nghiêm trọng hay tội nghiêm trọng và căn cứ để tạm giam trong trường hợp này. Nếu giải thích không thỏa đáng, không đồng ý với quyết định tạm giam thì bị can có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều tra cho thấy, dù không có giấy phép lái xe mô tô hạng A2, nhưng ngày 6/10, Ngọc Trinh đã cùng với Trần Xuân Đông (SN 1987, phường Bình Thuận, quận 7) tổ chức điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 59A3-115.88 (nhãn hiệu BMW, dung tích xi lanh 999cm3) lưu thông, biểu diễn trên đoạn đường D15 Khu Công nghệ cao (thuộc phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức) với các động tác lái xe nguy hiểm, tư thế phản cảm, không mặc đồ bảo hộ, nằm, quỳ gối trên yên xe…
Trước đó, đầu tháng 9/2023, Trần Xuân Đông cũng đã cùng với Ngọc Trinh tổ chức tụ tập, điều khiển xe mô tô hiệu “Ninja” lưu thông trên đoạn đường Trần Bạch Đằng, khu đô thị Thủ Thiêm (thuộc phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) thực hiện các động tác lái xe phản cảm, nguy hiểm như đứng 2 chân một bên xe, thả 2 tay để xe tự chạy, ngồi một bên yên xe để tự chạy...
Các lần biểu diễn xe mô tô nêu trên, Trần Thị Ngọc Trinh đều cho quay phim lại để biên tập và tự đăng các clip này lên các tài khoản cá nhân trên nền tảng mạng xã hội. Sau đó, các video này đã lan truyền trên không gian mạng với hơn 240 bài post trên Facebook, hơn 650 bài viết trên website; hơn 3000 video liên quan trên Youtube. Dư luận trên báo chí chính thống và không gian mạng phần lớn phản đối gay gắt hành vi của Ngọc Trinh.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố làm rõ nguồn gốc xe mô tô mang biển kiểm soát 59A3-115.88. Trần Xuân Đông đã xuất trình giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy số 122678 là giả. Trần Xuân Đông thừa nhận, mặc dù biết giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô là giả nhưng vì thấy xe mô tô nhãn hiệu BMW này có giá rẻ nên vẫn cố ý mua về sử dụng.
>>> Mời độc giả xem thêm video "Hậu trường chụp ảnh của Ngọc Trinh". Nguồn FBNV
  
Tâm Đức

>> xem thêm

Bình luận(0)