Hải Phòng triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022

Google News

UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch số 255 về Tháng hành động Quốc gia phòng, chống AIDS năm 2022 (từ ngày 10/11/2022 - 10/12/2022). Trong tháng hành động sẽ diễn ra nhiều hoạt động thiết thực.

Theo đó, UBND TP Hải Phòng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương trong tình hình diễn biến mới của dịch COVID-19.
Tùy từng điều kiện cụ thể, các đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo với số người tham gia và hình thức tổ chức phù hợp.
Hai Phong trien khai Thang hanh dong quoc gia phong, chong HIV/AIDS nam 2022
 
Cụ thể, các hội nghị, hội thảo tập trung phổ biến về các nội dung: tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam; các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định mới liên quan đến phòng chống HIV/AIDS như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định số 63/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; Tư vấn và xét nghiệm HIV bao gồm xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV và xét nghiệm nhiễm mới HIV.
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP); điều trị HIV bằng thuốc kháng virus (ARV); điều trị các bệnh đồng nhiễm cho người nhiễm HIV.
Các giải pháp vượt qua các thách thức trong đại dịch COVID-19 để tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV liên tục như: các mô hình hay, các sáng kiến của hệ thống cung cấp dịch vụ; vai trò cộng đồng cũng như sự quan tâm của các nhà lãnh đạo trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bao gồm cả các hướng dẫn và triển khai các hướng dẫn để khách hàng có thể tiếp cận được với các dịch vụ điều trị Methadone, ARV một cách liên tục tiếp tục, hiệu quả ở giai đoạn hậu COVID-19.
Công tác phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc và trong trường học. Thông tin, truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ, đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, đặc điểm nhận diện bệnh đậu mùa khỉ, các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Thông tin, truyền thông về các thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, tấm gương thầy thuốc, cơ sở y tế, cá nhân điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tổ chức gặp mặt, sinh hoạt, hội thảo với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV để người có hành vi nguy cơ thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng…
Các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả như: Xét nghiệm HIV tại cộng đồng do nhân viên cộng đồng thực hiện; mô hình trong dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử, do các tổ chức cộng đồng thực hiện; các gương điển hình mà người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao đã tham gia hoặc vươn lên làm chủ, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập và giúp nhau trong cuộc sống.
Đồng thời, tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành đông quốc gia phòng, chống AIDS như Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022; tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12; Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Cùng với đó, tổ chức sản xuất và phổ biến các tin, bài, chương trình, chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phim ngắn về phòng, chống HIV/AIDS … trên Đài phát thanh truyền hình thành phố, các Đài phát thanh, truyền hình quận, huyện, thị xã cũng như hệ thống truyền thanh xã, phường. Sử dụng các trang thông tin điện tử của hệ thống ngành y tế và các cơ quan đơn vị như là một kênh thông tin chính thức cung cấp tin tức, kiến thức và tài liệu phục vụ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Tăng cường truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống mạng xã hội như (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube, Viber, Lotus…); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet; thông qua các thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, videoclip, audioclip.
Tổ chức truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm về HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng; lồng ghép và đẩy mạnh truyền thông, tư vấn qua cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhất là các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
Cung cấp thông tin cho đội ngũ phóng viên, cán bộ truyền thông viết về HIV/AIDS; Sản xuất nhân bản các tài liệu truyền thông dưới các hình thức thích hợp chuyển cho các cơ sở cung cấp dịch vụ, các tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông phòng, chống HIV/AIDS để phân phối cho các đối tượng đích; Xây dựng và phổ biến các thông điệp phòng, chống HIV/AIDS qua các phương tiện và tài liệu truyền thông khác:
Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác như giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm; dự phòng, dịch vụ PrEP; chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; điểm cấp phát thuốc Methadone; điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã cũng như cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Truyền thông vận động chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV nhất là với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV.
Vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động; căn cứ tình hình thực tế để nghiên cứu, xem xét việc nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; thực hiện các biện pháp truyền thông, phòng, chống lây nhiễm HIV theo hướng dẫn của các cơ quan y tế nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động.
Kiện toàn, củng cố hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm sạch cho mọi người dân có nhu cầu tại cộng đồng; Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động.
Tổ chức cho các nhà lãnh đạo các cấp tham gia các hội nghị, hội thảo gồm cả đánh giá và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, các cá nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cuộc họp, hội nghị; Tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị...
>>> Mời độc giả xem thêm video Những điều cần biết về điều trị phơi nhiễm HIV/AIDS:

Nguồn: THĐT

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)