Từ 4h30 sáng 23/1 (26 tháng Chạp), ông Nguyễn Nhật Nguyện cùng 4 anh em trong gia đình cụ Thìn (làng An Phú, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy) đi xe máy tới nhà người quen ở làng Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) để đụng lợn.Đúng 5h sáng những người thợ chuyên nghiệp được thuê từ Vĩnh Phúc nhanh chóng mổ chú lợn đã chọn, nặng 130 kg, nuôi hoàn toàn bằng cám và bã rượu.Các bà nội trợ chia thịt thành 13 phần đều nhau cho 13 gia đình anh em ruột ông Nguyện và các cháu.Phần thịt ngon nhất được chọn để làm giò ngay từ sớm.Đại gia đình này cũng đồng thời tổ chức ngày hội gói bánh chưng. Nguyên liệu chuẩn bị gồm 18 kg đậu, 70 kg gạo với 800 chiếc lá dong.Các chị em khẩn trương đồ đỗ và nắm thành từng viên lớn. Gạo thịt cũng được trộn muối, hạt tiêu tẩm ướp. Lá dong đã được rửa, cắt sạch sẽ từ hôm trước.Ông Nguyện tính toán với số lượng gạo, đỗ, thịt như trên sẽ gói được 180 chiếc để chia đều cho các gia đình.Các anh chị chia sẻ đây là dịp vui, tụ hội hết tất cả các anh chị em, cháu chắt trong nhà.Công việc sửa soạn hoàn tất với lá dong xếp ngay ngắn, đỗ đã được nắm tròn, thịt lợn rửa sạch sẽ cắt miếng chờ các thành viên chung tay gói.Nhân dịp này nhà cửa cũng đã được trang trí câu đối, vẽ hình con gà, cành đào...Mọi thành viên đều ăn mặc thật đẹp để tham dự ngày hội gói bánh chưng. Riêng trẻ em và phụ nữ diện áo dài.Cả nhà quây quần gói bánh. Các bà vừa làm vừa kể sự tích bánh chưng bánh dày truyền thống của dân tộc vui vẻ.Ngoài ra, thế hệ trẻ đời thứ 2 của gia đình tự sáng tạo cho mình những chiếc bánh tét biến tấu sử dụng nhân đỗ ngọt với trứng muối.Mọi người cũng không quên gói thêm những chiếc bánh chưng cỡ nhỏ để dành cho các cháu bé, mỗi em một cái.Trước khi người lớn chuẩn bị củi lửa luộc bánh, trẻ em được dịp chui vào thùng nghịch tạo nên một không khí Tết đến rất gần.180 chiếc bánh chưng được xếp vào nồi chuẩn bị luộc trong 12 tiếng. Sau khi vớt, bánh sẽ được chia đều cho các thành viên trong đại gia đình để mang về thắp hương đón năm mới Đinh Dậu.
Từ 4h30 sáng 23/1 (26 tháng Chạp), ông Nguyễn Nhật Nguyện cùng 4 anh em trong gia đình cụ Thìn (làng An Phú, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy) đi xe máy tới nhà người quen ở làng Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) để đụng lợn.
Đúng 5h sáng những người thợ chuyên nghiệp được thuê từ Vĩnh Phúc nhanh chóng mổ chú lợn đã chọn, nặng 130 kg, nuôi hoàn toàn bằng cám và bã rượu.
Các bà nội trợ chia thịt thành 13 phần đều nhau cho 13 gia đình anh em ruột ông Nguyện và các cháu.
Phần thịt ngon nhất được chọn để làm giò ngay từ sớm.
Đại gia đình này cũng đồng thời tổ chức ngày hội gói bánh chưng. Nguyên liệu chuẩn bị gồm 18 kg đậu, 70 kg gạo với 800 chiếc lá dong.
Các chị em khẩn trương đồ đỗ và nắm thành từng viên lớn. Gạo thịt cũng được trộn muối, hạt tiêu tẩm ướp. Lá dong đã được rửa, cắt sạch sẽ từ hôm trước.
Ông Nguyện tính toán với số lượng gạo, đỗ, thịt như trên sẽ gói được 180 chiếc để chia đều cho các gia đình.
Các anh chị chia sẻ đây là dịp vui, tụ hội hết tất cả các anh chị em, cháu chắt trong nhà.
Công việc sửa soạn hoàn tất với lá dong xếp ngay ngắn, đỗ đã được nắm tròn, thịt lợn rửa sạch sẽ cắt miếng chờ các thành viên chung tay gói.
Nhân dịp này nhà cửa cũng đã được trang trí câu đối, vẽ hình con gà, cành đào...
Mọi thành viên đều ăn mặc thật đẹp để tham dự ngày hội gói bánh chưng. Riêng trẻ em và phụ nữ diện áo dài.
Cả nhà quây quần gói bánh. Các bà vừa làm vừa kể sự tích bánh chưng bánh dày truyền thống của dân tộc vui vẻ.
Ngoài ra, thế hệ trẻ đời thứ 2 của gia đình tự sáng tạo cho mình những chiếc bánh tét biến tấu sử dụng nhân đỗ ngọt với trứng muối.
Mọi người cũng không quên gói thêm những chiếc bánh chưng cỡ nhỏ để dành cho các cháu bé, mỗi em một cái.
Trước khi người lớn chuẩn bị củi lửa luộc bánh, trẻ em được dịp chui vào thùng nghịch tạo nên một không khí Tết đến rất gần.
180 chiếc bánh chưng được xếp vào nồi chuẩn bị luộc trong 12 tiếng. Sau khi vớt, bánh sẽ được chia đều cho các thành viên trong đại gia đình để mang về thắp hương đón năm mới Đinh Dậu.