Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, không chỉ hình dáng bên ngoài mà cả cách bố trí không gian bên trong của Thương xá TAX cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên có những vị trí vẫn được giữ nguyên vẹn gần 100 năm qua, đó là những thảm gạch mosaic và các họa tiết, tượng đồng trang trí tại khu vực sảnh chính - những hiện vật được coi như "linh hồn" của tòa thương xá.Sau nhiều nghiên cứu, UBND TP.HCM đã quyết định sẽ bảo tồn những thảm gạch này và đưa vào tích hợp trong công trình mới. Đây là một cách để người dân nhớ lại "bóng dáng" của Thương xá TAX khi tới đây trong tương lai.Ngày 11/10, ông Đoàn Hoài Minh – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn Một thành viên (SATRA - nơi sở hữu Thương xá TAX hiện nay) cho biết việc bóc tách các thảm gạch mosaic được bắt đầu thực hiện từ cuối Tháng 6 và hoàn thành vào ngày 15/9 vừa qua. Ông cũng cho biết sở dĩ không công bố thông tin rộng rãi là vì lo ngại những áp lực mà dư luận có thể tạo ra cho đội ngũ thực hiện, vì đây là công việc rất phức tạp. Tuy nhiên đến nay ông khẳng định kết quả đã đáp ứng tốt hơn cả những gì SATRA dự tính. Trong ảnh là khu vực sảnh chính đã được bóc hết các thảm gạch và chi tiết trang trí.Việc bóc tách này do những cử nhân của Bộ môn Khảo cổ học (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) thực hiện theo những bước vô cùng tỉ mỉ và được giám sát nghiêm ngặt. Đầu tiên các thảm gạch sẽ được làm sạch đến những chi tiết nhỏ nhất.Một thảm gạch sau khi được làm sạch.Kế đến hình dạng, màu sắc, vị trí, tình trạng của các viên gạch sẽ được vẽ lại theo tỉ lệ 1:1 để làm cơ sở phục chế, đối chiếu khi lắp ráp vào công trình mới.Một bản vẽ với những ký hiệu về vị trí, màu sắc các viên gạch.Ông Minh cho biết trong quá trình khảo sát, các thành viên đã phát hiện thêm nhiều thảm gạch mosaic mà trước đây đã bị phủ vôi vữa qua các lần tu sửa.Tiếp tục các nhân viên sẽ phủ lên bề mặt các thảm gạch một lớp keo hữu cơ và tấm lưới bằng sợi thủy tinh để cố định trong lúc bóc tách, lớp keo này không ảnh hưởng đến màu sắc, độ bền của thảm gạch.Sau đó các nhân viên sẽ đào hàm ếch phía dưới theo cách "lấn dũi", đào đến đâu - chống đến đó.Bằng cách này các thảm gạch được bóc tách đúng ý đồ, kích thước và tỷ lệ hư hỏng rất thấp.Dụng cụ để thực hiện việc này đều rất nhỏ để tạo ra lực vừa đủ, người làm cũng phải rất nhẹ nhàng, khéo léo.Tất cả những công việc trên được thực hiện rất cẩn trọng, vì chỉ một sai sót nhỏ có thể khiến thảm gạch bị vỡ nát, hư hỏng khiến giá trị hiện vật và công sức của hàng chục người đổ bể.Hệ thống móng của Thương xá TAX lộ diện sau khi mặt nền được bóc đi.Sau đó những thảm gạch này sẽ được đặt trong thùng gỗ và bảo quản kỹ trong thời gian 3 năm trước khi đưa ra để gắn vào công trình mới. Trong ảnh là một thảm gạch mosaic sau khi được bóc tách. Hình ảnh trong bài được SATRA cung cấp.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, không chỉ hình dáng bên ngoài mà cả cách bố trí không gian bên trong của Thương xá TAX cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên có những vị trí vẫn được giữ nguyên vẹn gần 100 năm qua, đó là những thảm gạch mosaic và các họa tiết, tượng đồng trang trí tại khu vực sảnh chính - những hiện vật được coi như "linh hồn" của tòa thương xá.
Sau nhiều nghiên cứu, UBND TP.HCM đã quyết định sẽ bảo tồn những thảm gạch này và đưa vào tích hợp trong công trình mới. Đây là một cách để người dân nhớ lại "bóng dáng" của Thương xá TAX khi tới đây trong tương lai.
Ngày 11/10, ông Đoàn Hoài Minh – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn Một thành viên (SATRA - nơi sở hữu Thương xá TAX hiện nay) cho biết việc bóc tách các thảm gạch mosaic được bắt đầu thực hiện từ cuối Tháng 6 và hoàn thành vào ngày 15/9 vừa qua. Ông cũng cho biết sở dĩ không công bố thông tin rộng rãi là vì lo ngại những áp lực mà dư luận có thể tạo ra cho đội ngũ thực hiện, vì đây là công việc rất phức tạp. Tuy nhiên đến nay ông khẳng định kết quả đã đáp ứng tốt hơn cả những gì SATRA dự tính. Trong ảnh là khu vực sảnh chính đã được bóc hết các thảm gạch và chi tiết trang trí.
Việc bóc tách này do những cử nhân của Bộ môn Khảo cổ học (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) thực hiện theo những bước vô cùng tỉ mỉ và được giám sát nghiêm ngặt. Đầu tiên các thảm gạch sẽ được làm sạch đến những chi tiết nhỏ nhất.
Một thảm gạch sau khi được làm sạch.
Kế đến hình dạng, màu sắc, vị trí, tình trạng của các viên gạch sẽ được vẽ lại theo tỉ lệ 1:1 để làm cơ sở phục chế, đối chiếu khi lắp ráp vào công trình mới.
Một bản vẽ với những ký hiệu về vị trí, màu sắc các viên gạch.
Ông Minh cho biết trong quá trình khảo sát, các thành viên đã phát hiện thêm nhiều thảm gạch mosaic mà trước đây đã bị phủ vôi vữa qua các lần tu sửa.
Tiếp tục các nhân viên sẽ phủ lên bề mặt các thảm gạch một lớp keo hữu cơ và tấm lưới bằng sợi thủy tinh để cố định trong lúc bóc tách, lớp keo này không ảnh hưởng đến màu sắc, độ bền của thảm gạch.
Sau đó các nhân viên sẽ đào hàm ếch phía dưới theo cách "lấn dũi", đào đến đâu - chống đến đó.
Bằng cách này các thảm gạch được bóc tách đúng ý đồ, kích thước và tỷ lệ hư hỏng rất thấp.
Dụng cụ để thực hiện việc này đều rất nhỏ để tạo ra lực vừa đủ, người làm cũng phải rất nhẹ nhàng, khéo léo.
Tất cả những công việc trên được thực hiện rất cẩn trọng, vì chỉ một sai sót nhỏ có thể khiến thảm gạch bị vỡ nát, hư hỏng khiến giá trị hiện vật và công sức của hàng chục người đổ bể.
Hệ thống móng của Thương xá TAX lộ diện sau khi mặt nền được bóc đi.
Sau đó những thảm gạch này sẽ được đặt trong thùng gỗ và bảo quản kỹ trong thời gian 3 năm trước khi đưa ra để gắn vào công trình mới. Trong ảnh là một thảm gạch mosaic sau khi được bóc tách. Hình ảnh trong bài được SATRA cung cấp.