Bé lớp 6 nhảy lầu tự tử ở Hà Nội: Áp lực học tập từ đâu?

Google News

Bất cập chương trình dạy quá nặng so với sức học của đại đa số học sinh dẫn đến tình trạng học sinh không theo kịp, chán học và có hành vi tiêu cực.

Tối 16/12, cháu T.T.D. (12 tuổi) rơi từ tầng 22, tòa nhà S4, chung cư Goldmark City (Hà Nội) xuống đất và tử vong. Báo cáo của cơ quan chức năng nêu, rong biên bản tử vong ngoại viện của Trung tâm cấp cứu 115 ghi theo lời khai nhận của gia đình, trước thời điểm xảy ra vụ việc, cháu D. bị áp lực về việc học, thi không làm bài tốt, nên đã bất ngờ nhảy từ tầng 22 chung cư trên xuống đất.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh cho rằng, cháu D. mới 12 tuổi, học sinh lớp 6 chỉ là lớp đầu cấp 2 nhưng áp lực học theo chương trình cải cách của Bộ GD&ĐT là rất áp lực và khó khăn để các con có thể tiếp thu được những kiến thức nếu không có một trí tuệ tốt và sự chăm chỉ học ngày đêm. Tuy nhiên, với lứa tuổi 12 ngoài việc học của các con thường còn phải đi liền với các hoạt động vui chơi.
Be lop 6 nhay lau tu tu o Ha Noi: Ap luc hoc tap tu dau?
Hiện trường vụ việc. 
Dịch COVID-19 bùng phát và diễn ra rất phức tạp nên một số địa phương đã cho học sinh học online nên hầu như các hoạt động vui chơi của các con đã không được thực hiện suốt thời gian qua. Cá biệt nhiều gia đình lo lắng lây nhiễm dịch bệnh ngoài cộng động đã yêu cầu các con không được ra khỏi nhà và chỉ sinh hoạt, học online hàng ngày trong nhà.
“Chương trình học cải cách đã khó, học online lại càng khó hơn khi phụ thuộc vào ý thức của các con trong khi các con lại đang tuổi hiếu động, ham chơi nên việc học với các con sẽ khó đạt được mục tiêu giáo dục đề ra cho năm học, đó là một thực tế cần phải nhìn nhận đúng bản chất vấn đề”, luật sư Thơm nêu ý kiến.
Theo luật sư Thơm, khi con học online tại nhà, rất nhiều bố mẹ mới biết chương trình học là quá nặng so với độ tuổi và tư duy, nhận thức của các con. Chương trình học cải cách của các con có thể được xem nặng hơn cả trương trình đại học. Rất nhiều các môn học mà mà thậm chí người đang học đại học còn khó có thể làm được. Các con có thể tự mình làm tốt các bài thi, kiểm tra online các môn học như Toán, Văn, Anh,.. thì chắc chắn phải có trí thông minh và rất chăm chỉ học.
Do bất cập chương trình dạy của các cấp phổ thông quá nặng so với sức học của đại đa số học sinh nên nhiều học sinh không theo kịp cộng với phương pháp dạy của một số giáo viên còn hạn chế, thờ ơ dẫn đến tình trạng học sinh không theo kịp, chán học và có hành vi tiêu cực.
Luật sư Thơm cho rằng, Bộ GD&ĐT nên cầu thị xem lại chương trình dạy học của các cấp học cho phù hợp, tránh chạy theo thành tích “trường điểm” thường lấy điểm đầu vào rất cao hoặc một năm đạt được bao nhiêu giải quốc tế và nên phân hoá trường trình cho các cháu học thi các giải riêng.
“Việc cháu D rơi từ chung cư cao tầng xuống đất nếu kết quả điều tra đúng là cháu tự tử do áp lực học hành thì thật đáng buồn, buồn cho gia đình và cho xã hội và câu hỏi đặt ra là làm sao không để các trường hợp tiêu cực xảy ra”, luật sư Thơm nói và cho biết, trường hợp của cháu D chỉ là một trong hàng trăm trường hợp tiêu cực, tiêu cực thái quá xảy ra chúng ta nhìn thấy.
Tiêu cực xảy ra không chỉ xảy ra đối với các con và ngay cả đối với cha mẹ là người chăm lo, dạy dỗ cháu hàng ngày ở nhà. Vụ án, bố đánh chết con gái ở quận Bắc Từ Liêm vừa qua có thể là một minh chứng cho việc áp lực dạy con học khi cháu tiếp thu chậm do không được đến trường mà phải học online ở nhà.
Bác Hồ đã nói trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày 15/9/1945: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” và Bác cũng căn dặn: “Học tập là rất cần thiết nhưng nếu cách học tập không đúng sẽ không có kết quả”.
Những quan điểm, tư tưởng về giáo dục của Bác vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay và đòi hỏi ngành giáo dục phải luôn đổi mới trên cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội, con người Việt Nam và đặc biệt ứng phó với dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay.
Luật sư Thơm hi vọng qua những vụ việc đau lòng trên, các thầy, cô giáo sẽ không vì thành tích để có những áp lực học cho các con. Bởi lẽ, đối với nhiều con thì chương trình học hiện nay là quá sức, quá khó. Ngay cả khi các con được trực tiếp đến trường còn khó tiếp thu mà nay phải một mình tự giác đơn độc học online và làm bạn với máy tính hàng ngày.
Đối với nhiều bố mẹ còn bận công tác không thể hàng ngày, hàng giờ giám sát con học và cũng rất khó có thể dạy con vì chương trình con học cũng quá sức với ngay chính bố mẹ.
“Chương trình học của các con là rất nặng, khó với nhiều môn học đòi hỏi tư duy cao nên con có tiếp thu chậm hoặc không tiếp thu được cũng là điều dễ hiểu nên bố mẹ hãy cố gắng gần gũi, chăm sóc, động viên con cố gắng khi học online kéo dài. Bố mẹ cũng không vì thành tích mà áp lực cho con phải học bằng được để như bạn hoặc hơn bạn. Bởi lẽ sự phát triển về tâm sinh lý của mỗi cháu là khác nhau và nó còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình”, luật sư Thơm nêu ý kiến.
>>> Mời độc giả xem thêm video Tử vong do nhảy cầu tự tử rơi xuống đường:

Nguồn: HGTV

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)