Căn nhà cấp 4 xập xệ, dột nát nằm bên bờ đê sông Chu, xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là nơi ở của hai mẹ con bà Phạm Thị Huệ.Bà Huệ năm nay bước sang tuổi 65, không còn khả năng lao động, sức khỏe yếu ớt. Tuổi đôi mươi, bà Huệ từng đi dân công ở khắp các huyện miền núi Ngọc Lặc, Lang Chánh...Năm 1974, người phụ nữ này trở về quê hương sau khi hoàn thành nghĩa vụ và sinh được đứa con trai duy nhất tên Phạm Văn Hạnh (năm nay 36 tuổi). Cũng từ đây, bà Huệ luôn trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mê và hay ngồi một mình nói nhảm rồi chửi bới. Những lúc khỏe mạnh, bà ra đồng làm ruộng, nhặt phế liệu bán kiếm tiền. Hai mẹ con rau cháo sống qua ngày.Tưởng chừng tai ương đã hết thì khi lên 15 tuổi, anh Hạnh có nhiều biểu hiện khác lạ. Lúc anh ngơ ngác, lúc cáu gắt, lẩm bẩm chửi bới suốt ngày và nặng hơn thì đuổi đánh mẹ.Từ ngày mắc bệnh tâm thần, anh Hạnh lầm lũi trong nhà, không biết chăm sóc bản thân mình. Nhiều năm như thế nên người thanh niên này trông như "người rừng" vì mái tóc, râu ria dài mà không cắt.Khi lang thang ra ngoài, anh có sở thích nhặt những món đồ vứt đi ở bãi rác về tập hợp trong nhà.Anh Hạnh thường nghe, nói chuyện lảm nhảm với chiếc đài đã hư hỏng.Thanh niên này còn "làm bạn" với những món đồ trẻ con vứt đi.Ông Lê Viết Ngọc (53 tuổi, cháu họ bà Huệ) cho biết anh Hạnh còn lang thang khắp xóm đến các công trình xây dựng xin xi măng, gạch đá về xây cho mình những căn hầm trong nhà."Nó bị hoang tưởng nên cứ nghĩ dưới nền nhà có vàng nên thường hay đào bới trong nhà. Nó còn xây một căn hầm ngoài nhà và hai căn hầm trong buồng ra để chui vào đó ở", ông Ngọc nói và cho hay người lạ đến thì anh Hạnh thường khóa cửa buồng và ngăn cản không cho vào xem.Cũng theo người họ hàng, những lúc bình thường thì hai mẹ con bà Hạnh rất tình cảm nhưng khi phát điên thì cả hai đều mang đồ ra đập phá, chửi bới lẫn nhau. Hàng xóm xung quanh không ai dám đến hỏi thăm vì sợ bị họ tấn công. Cứ thế, hàng chục năm qua họ sống chung sống với căn bệnh quái ác. Quanh năm, hai mẹ con chỉ trông cậy vào mấy đồng trợ cấp ít ỏi và mớ rau, bát cháo của người thân, hàng xóm san sẻ.
Căn nhà cấp 4 xập xệ, dột nát nằm bên bờ đê sông Chu, xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là nơi ở của hai mẹ con bà Phạm Thị Huệ.
Bà Huệ năm nay bước sang tuổi 65, không còn khả năng lao động, sức khỏe yếu ớt. Tuổi đôi mươi, bà Huệ từng đi dân công ở khắp các huyện miền núi Ngọc Lặc, Lang Chánh...
Năm 1974, người phụ nữ này trở về quê hương sau khi hoàn thành nghĩa vụ và sinh được đứa con trai duy nhất tên Phạm Văn Hạnh (năm nay 36 tuổi). Cũng từ đây, bà Huệ luôn trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mê và hay ngồi một mình nói nhảm rồi chửi bới. Những lúc khỏe mạnh, bà ra đồng làm ruộng, nhặt phế liệu bán kiếm tiền. Hai mẹ con rau cháo sống qua ngày.
Tưởng chừng tai ương đã hết thì khi lên 15 tuổi, anh Hạnh có nhiều biểu hiện khác lạ. Lúc anh ngơ ngác, lúc cáu gắt, lẩm bẩm chửi bới suốt ngày và nặng hơn thì đuổi đánh mẹ.
Từ ngày mắc bệnh tâm thần, anh Hạnh lầm lũi trong nhà, không biết chăm sóc bản thân mình. Nhiều năm như thế nên người thanh niên này trông như "người rừng" vì mái tóc, râu ria dài mà không cắt.
Khi lang thang ra ngoài, anh có sở thích nhặt những món đồ vứt đi ở bãi rác về tập hợp trong nhà.
Anh Hạnh thường nghe, nói chuyện lảm nhảm với chiếc đài đã hư hỏng.
Thanh niên này còn "làm bạn" với những món đồ trẻ con vứt đi.
Ông Lê Viết Ngọc (53 tuổi, cháu họ bà Huệ) cho biết anh Hạnh còn lang thang khắp xóm đến các công trình xây dựng xin xi măng, gạch đá về xây cho mình những căn hầm trong nhà.
"Nó bị hoang tưởng nên cứ nghĩ dưới nền nhà có vàng nên thường hay đào bới trong nhà. Nó còn xây một căn hầm ngoài nhà và hai căn hầm trong buồng ra để chui vào đó ở", ông Ngọc nói và cho hay người lạ đến thì anh Hạnh thường khóa cửa buồng và ngăn cản không cho vào xem.
Cũng theo người họ hàng, những lúc bình thường thì hai mẹ con bà Hạnh rất tình cảm nhưng khi phát điên thì cả hai đều mang đồ ra đập phá, chửi bới lẫn nhau. Hàng xóm xung quanh không ai dám đến hỏi thăm vì sợ bị họ tấn công. Cứ thế, hàng chục năm qua họ sống chung sống với căn bệnh quái ác. Quanh năm, hai mẹ con chỉ trông cậy vào mấy đồng trợ cấp ít ỏi và mớ rau, bát cháo của người thân, hàng xóm san sẻ.