Triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị của Ban chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội, sáng 10/3, tất cả các quận huyện Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ghi nhận của PV Kiến Thức, ngày 10/4, đúng một tháng Hà Nội thực hiện " chiến dịch giành lại vỉa hè", vỉa hè ở nhiều tuyến phố đã trở nên thông thoáng, không còn tình trạng hàng rong lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ có thể thoải mái di chuyển mà không bị "đẩy" xuống lòng đường. Ảnh chụp vỉa hè đường Xã Đàn (quận Đống Đa, TP Hà Nội).Những chiếc xe máy được xếp theo đúng phần vạch vôi trắng được cơ quan chức năng kẻ phân chia phần đường dành cho người đi bộ trên vỉa hè đường Xã Đàn (quận Đống Đa, TP Hà Nội).Người đi bộ thoải mái di chuyển trên vỉa hè đường Xã Đàn (quận Đống Đa, TP Hà Nội).Tuy nhiên, hiện nay, cửa ra vào của nhiều hộ gia đình nằm hai bên đường Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn còn rất nhếch nhác, chưa được sửa chữa sau khi bị cơ quan chức năng khoan phá bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè.Nhiều hộ gia đình trên đường Xã Đàn bị khoan phá bậc tam cấp vẫn cho rằng, cơ quan chức năng làm việc không thông báo trước cho người dân. Hơn nữa. trong quá trình phá bỏ bậc tam cấp, cơ quan chức năng thực hiện không cẩn thận gây ảnh hưởng đến công trình nhà cửa của người dân.Bậc thềm cũng như đường ống nước trước cửa một hộ dân trên đường Xã Đàn vẫn còn "lộ thiên", chưa được sửa chữa sau khi bậc tam cấp bị phá bỏ. "Nếu chúng tôi được thông báo trước việc phá dỡ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè thì gia đình vẫn có thể xử lý hoặc sửa chữa lại cho hợp lý. Đằng này, đùng một cái họ mang khoan, búa, máy đến phá, làm rất ẩu, còn gây ảnh hưởng đến nhà cửa của chúng tôi", một người dân ở Xã Đàn chia sẻ.Nhiều hộ gia đình, kinh doanh nằm sát vỉa hè đường Xã Đàn sau khi bị phá bỏ bậc tam cấp thì lối ra vào nhà cao tới 0,5m, thậm chí nền nhà cao lên tận 1m so với vỉa hè. Để khắc phục, một số gia đình chủ động thuê thợ về xây thụt lùi bậc tam cấp vào bên trong, hoặc dùng tạm bao tải đất cát để làm bậc lên xuống.Bao tải đất cát mà người dân ở Xã Đàn sử dụng tạm bợ để làm bậc lên xuống sau khi bậc tam cấp bị cơ quan chức năng phá bỏ.Người dân sử dụng bao tải đất cát để làm cầu thang di chuyển vào nhà sau khi bậc tam cấp bị cơ quan chức năng phá bỏ.Trong khi đó, một số hộ khác lại tự thiết kế bậc thềm bằng sắt, khóa cố định để vào nhà dễ dàng. Tuy nhiên, bậc thềm sắt vẫn lấn chiếm vỉa hè.Dọc tuyến đường Láng (thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), nhiều người tham gia giao thông rất dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè. Một số người còn ngang trên trải bạt dài hàng chục mét trên vỉa hè, lấn chiếm hết phần đường dành cho người đi bộ để bán sách mà không thấy bị cơ quan chức năng xử lý.Tình trạng người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè trên đường Láng (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang tồn tại.Vỉa hè trên phố Hoàng Cầu (Hà Nội) thoáng đãng.Người đi bộ thoải mái di chuyển trên phần đường vỉa hè dành cho mình ở phố Hàng Đào (Hà Nội).Tuy nhiên, trên phố Chả Cá giao với Hàng Cá (Hoàn Kiếm, Hà Nội), những quán nước cóc vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè.Hàng hóa được bày bán la liệt trên nhiều đoạn phố Lương Văn Can (Hoàn Kiếm, Hà Nội).Các đồ chơi trẻ em, ghế nhựa được bày la liệt trên vỉa hè phố Lương Văn Can (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).Thú bông treo chắn hết vỉa hè trên phố Lương Văn Can.Thậm chí, một số chủ cửa hàng kinh doanh còn vứt thú bông la liệt trên vỉa hè, người đi bộ phải bước qua mỗi khi đi ngang cửa hàng.Một số hộ gia đình vẫn cố gắng lấn chiếm diện tích vỉa hè trên phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để bày chậu hoa, cây cảnh.Trên phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn còn tồn tại cảnh tượng ô tô đỗ lộn xộn trên vỉa hè.Ô tô đỗ chắn ngang vỉa hè trên đường Tôn Thất Thuyết (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).Đường Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng tồn tại tình trạng tương tự.
Triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị của Ban chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội, sáng 10/3, tất cả các quận huyện Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ghi nhận của PV Kiến Thức, ngày 10/4, đúng một tháng Hà Nội thực hiện " chiến dịch giành lại vỉa hè", vỉa hè ở nhiều tuyến phố đã trở nên thông thoáng, không còn tình trạng hàng rong lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ có thể thoải mái di chuyển mà không bị "đẩy" xuống lòng đường. Ảnh chụp vỉa hè đường Xã Đàn (quận Đống Đa, TP Hà Nội).
Những chiếc xe máy được xếp theo đúng phần vạch vôi trắng được cơ quan chức năng kẻ phân chia phần đường dành cho người đi bộ trên vỉa hè đường Xã Đàn (quận Đống Đa, TP Hà Nội).
Người đi bộ thoải mái di chuyển trên vỉa hè đường Xã Đàn (quận Đống Đa, TP Hà Nội).
Tuy nhiên, hiện nay, cửa ra vào của nhiều hộ gia đình nằm hai bên đường Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn còn rất nhếch nhác, chưa được sửa chữa sau khi bị cơ quan chức năng khoan phá bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè.
Nhiều hộ gia đình trên đường Xã Đàn bị khoan phá bậc tam cấp vẫn cho rằng, cơ quan chức năng làm việc không thông báo trước cho người dân. Hơn nữa. trong quá trình phá bỏ bậc tam cấp, cơ quan chức năng thực hiện không cẩn thận gây ảnh hưởng đến công trình nhà cửa của người dân.
Bậc thềm cũng như đường ống nước trước cửa một hộ dân trên đường Xã Đàn vẫn còn "lộ thiên", chưa được sửa chữa sau khi bậc tam cấp bị phá bỏ. "Nếu chúng tôi được thông báo trước việc phá dỡ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè thì gia đình vẫn có thể xử lý hoặc sửa chữa lại cho hợp lý. Đằng này, đùng một cái họ mang khoan, búa, máy đến phá, làm rất ẩu, còn gây ảnh hưởng đến nhà cửa của chúng tôi", một người dân ở Xã Đàn chia sẻ.
Nhiều hộ gia đình, kinh doanh nằm sát vỉa hè đường Xã Đàn sau khi bị phá bỏ bậc tam cấp thì lối ra vào nhà cao tới 0,5m, thậm chí nền nhà cao lên tận 1m so với vỉa hè. Để khắc phục, một số gia đình chủ động thuê thợ về xây thụt lùi bậc tam cấp vào bên trong, hoặc dùng tạm bao tải đất cát để làm bậc lên xuống.
Bao tải đất cát mà người dân ở Xã Đàn sử dụng tạm bợ để làm bậc lên xuống sau khi bậc tam cấp bị cơ quan chức năng phá bỏ.
Người dân sử dụng bao tải đất cát để làm cầu thang di chuyển vào nhà sau khi bậc tam cấp bị cơ quan chức năng phá bỏ.
Trong khi đó, một số hộ khác lại tự thiết kế bậc thềm bằng sắt, khóa cố định để vào nhà dễ dàng. Tuy nhiên, bậc thềm sắt vẫn lấn chiếm vỉa hè.
Dọc tuyến đường Láng (thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), nhiều người tham gia giao thông rất dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè. Một số người còn ngang trên trải bạt dài hàng chục mét trên vỉa hè, lấn chiếm hết phần đường dành cho người đi bộ để bán sách mà không thấy bị cơ quan chức năng xử lý.
Tình trạng người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè trên đường Láng (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang tồn tại.
Vỉa hè trên phố Hoàng Cầu (Hà Nội) thoáng đãng.
Người đi bộ thoải mái di chuyển trên phần đường vỉa hè dành cho mình ở phố Hàng Đào (Hà Nội).
Tuy nhiên, trên phố Chả Cá giao với Hàng Cá (Hoàn Kiếm, Hà Nội), những quán nước cóc vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè.
Hàng hóa được bày bán la liệt trên nhiều đoạn phố Lương Văn Can (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Các đồ chơi trẻ em, ghế nhựa được bày la liệt trên vỉa hè phố Lương Văn Can (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thú bông treo chắn hết vỉa hè trên phố Lương Văn Can.
Thậm chí, một số chủ cửa hàng kinh doanh còn vứt thú bông la liệt trên vỉa hè, người đi bộ phải bước qua mỗi khi đi ngang cửa hàng.
Một số hộ gia đình vẫn cố gắng lấn chiếm diện tích vỉa hè trên phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để bày chậu hoa, cây cảnh.
Trên phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn còn tồn tại cảnh tượng ô tô đỗ lộn xộn trên vỉa hè.
Ô tô đỗ chắn ngang vỉa hè trên đường Tôn Thất Thuyết (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Đường Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng tồn tại tình trạng tương tự.