Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh cao gần 1.000 m. Nơi đây có điện núi Bà linh thiêng thu hút hàng nghìn khách thập phương đổ về vào vào những ngày tuần rằm, đặc biệt là tháng Giêng hàng năm để cúng lễ.Mặc dù có hệ thống cáp treo, máng trượt nhưng nhiều khách hành hương lựa chọn leo bộ quảng đường dốc với hàng nghìn bậc thang dài hơn 2 km.Không ít người chỉ leo được vài chục mét đã đầm đìa mồ hôi, bở hơi tai vì độ dốc của con đường lên chùa này.Trong dòng người hành hương đang cuốc bộ, ngồi nghỉ chân vì mệt thấp thoáng những phu khuân vác các kiện hàng nặng vượt dốc đá. Đây là công việc mưu sinh nơi cửa thiền mỗi ngày của họ."Leo được vài trăm mét chúng tôi lại phải nghỉ lấy sức vì thở không ra hơi nhưng thấy phu khuân vác trên vai mang những món hàng nặng mà cứ đi đều đều. Thật nể phục quá", anh Hưng, một du khách đến từ TP HCM thốt lên.Nhiều đoạn đường dốc đứng đến khoảng trên dưới 45 độ, khá nguy hiểm nhưng họ vẫn cần mẫn bước từng bước một lên đến đỉnh."Chỉ cần sẩy chân sẽ bị thương nặng, nhiều du khách lên xuống đều phải rất cẩn thận nhưng với chúng tôi dường như đã quen từng bậc đá qua nhiều năm lên xuống hàng ngày", một người trong nhóm phu vác cho hay.Những loại hàng các phu khuân vác đưa lên cho nhà chùa, các hàng quán thường thường là nhu yếu phẩm, nước uống, đồ lưu niệm, vật liệu xây dựng để xây chùa, đường... trọng lượng từ vài kg đến khoảng trên dưới 70 kg. Thỉnh thoảng có những loại hàng nặng, cồng kềnh như bồn nước, chân đá họ cần vài người cùng phối hợp đưa lên.Ông Nguyễn Thanh Vân (54 tuổi, TP Tây Ninh), một trong những người lớn tuổi nhất đội bốc vác của nhà chùa gắng gượng chuyển 4 thùng nước suối lên điểm cao nhất cho một quán nước. "Tuy vất vả nhưng công việc này rất thoải mái, miễn sao các quán có đủ hàng bán. Nhưng giờ nhiều tuổi rồi, bao nhiêu năm lên xuống từ thời chưa có bậc đá xây nay mỗi ngày chỉ làm được 4 chuyến là hết sức", phu khuôn vác đã có thâm niên hơn 20 năm theo nghề này, chia sẻ.Còn vài bậc nữa là đến nơi, anh Phạm Công Bình phải bấu víu vào thanh chắn lấy lực để đưa 4 thùng nước ngọt lên cho quán nằm cao nhất. "Chuyện anh em bị té ngã là bình thường nhưng cũng chưa nghiêm trọng lắm nhưng chúng tôi sợ một thời gian sau khi nghỉ làm có thể phát bệnh về xương khớp", người đàn ông 46 tuổi, ngụ huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh lo lắng.Giữa cái nắng đất Tây Ninh, mới leo được chưa đến nửa đường nhưng ông Trần Văn Thạch (45 tuổi, Ninh Sơn, TP Tây Ninh) đã ướt đẫm mồ hôi để vác chuyến thứ 3 trong buổi trưa cho quán quen.Tùy theo mặt hàng chuyển từ dưới chân lên đỉnh mặt bằng chùa Bà có giá khác nhau. Một cây đá có giá vận chuyển khoảng 90.000 đồng, còn 4 thùng nước suối 24 chai mỗi thùng là 110.000 đồng.Vào sáng sớm, trung bình chuyến đầu tiên khi đang còn khỏe các phu khuân vác có thể mất khoảng 1 giờ, nếu vắng khách.Khi đông khách lên xuống họ phải mất gần giờ đồng hồ do phải né tránh, nhìn ngó. Càng về sau, thời gian vận chuyển càng lâu hơn, các anh phải nghỉ lâu vì dần mất sức. Trung bình vào tháng Giêng, đông khách, mỗi phu có thể kiếm được từ 300-400.000 đồng/ngày, còn những ngày thường chỉ khoảng 150-200.000 đồng.Anh Hồ Chí Tâm cho biết dụng cụ hành nghề của mỗi phu khuôn vác thường chỉ có cuộn dây buộc hàng lại với nhau và chiếc bao tải đựng, tấm lót để đặt cây đá.Theo các anh, việc khó khăn nhất là vác cây đá. Tuy không nặng nhưng lạnh vai, không thể đặt lâu được. Do đó ai cũng phải sắp tấm lót cao su và chiếc đệm cho đỡ đau.Công việc tự do, bước chân phải leo các dạng bậc thang nên cần mặc đồ thoải mái, mát mẻ và để dễ dàng di chuyển.Bàn tay với nhiều vết chai sần của anh Bình do nhiều năm giữ chắc những kiện hàng trên vai, bám víu, va chạm vào những vách đá hai bên đường lên chùa.Người vác lên, kẻ đưa xuống. Công việc của họ lặng lẽ, khiêm nhường cứ diễn ra hàng ngày. Dù công việc có vất vả, cực nhọc, cuộc sống còn khó khăn nhưng theo các phu khuôn vác, họ rất bình yên tự tại như không gian nơi cửa thiền vậy.Mỗi chuyến đưa hàng lên các phu vác phải nghỉ từ 3-5 chặng để lấy sức tùy theo số chuyến đã thực hiện.Một cách chuyển đồ khác, những người này thường áp dụng bằng cách tập kết vài kiện hàng nhiều chặng bên đường rồi chuyển lên từng đoạn một.Vào cuối chiều, chuyến thứ 4 và đã kiệt sức nhưng anh Trần Văn Trí (Ninh Sơn, Tây Ninh) vẫn cố gắng chuyển nốt hàng cho khách. "Mỗi người có một số mối quen riêng nên không thể bỏ được, phải chuyển lên cho họ không hết hàng bán là có nguy cơ mất mối", anh này nói.Vào giờ nghỉ trưa, sau khi ăn uống nhóm phu khuân vác cùng nghỉ ngơi chốc lát trước khi thực hiện chuyến hàng tiếp theo. Hiện tại nhóm bốc vác thường xuyên của chùa và công ty có hơn 30 người. Ngoài ra trong tháng Giêng, khách đổ về đông nên có hàng chục người khác tới mưu sinh tạm thời.
Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh cao gần 1.000 m. Nơi đây có điện núi Bà linh thiêng thu hút hàng nghìn khách thập phương đổ về vào vào những ngày tuần rằm, đặc biệt là tháng Giêng hàng năm để cúng lễ.
Mặc dù có hệ thống cáp treo, máng trượt nhưng nhiều khách hành hương lựa chọn leo bộ quảng đường dốc với hàng nghìn bậc thang dài hơn 2 km.
Không ít người chỉ leo được vài chục mét đã đầm đìa mồ hôi, bở hơi tai vì độ dốc của con đường lên chùa này.
Trong dòng người hành hương đang cuốc bộ, ngồi nghỉ chân vì mệt thấp thoáng những phu khuân vác các kiện hàng nặng vượt dốc đá. Đây là công việc mưu sinh nơi cửa thiền mỗi ngày của họ.
"Leo được vài trăm mét chúng tôi lại phải nghỉ lấy sức vì thở không ra hơi nhưng thấy phu khuân vác trên vai mang những món hàng nặng mà cứ đi đều đều. Thật nể phục quá", anh Hưng, một du khách đến từ TP HCM thốt lên.
Nhiều đoạn đường dốc đứng đến khoảng trên dưới 45 độ, khá nguy hiểm nhưng họ vẫn cần mẫn bước từng bước một lên đến đỉnh.
"Chỉ cần sẩy chân sẽ bị thương nặng, nhiều du khách lên xuống đều phải rất cẩn thận nhưng với chúng tôi dường như đã quen từng bậc đá qua nhiều năm lên xuống hàng ngày", một người trong nhóm phu vác cho hay.
Những loại hàng các phu khuân vác đưa lên cho nhà chùa, các hàng quán thường thường là nhu yếu phẩm, nước uống, đồ lưu niệm, vật liệu xây dựng để xây chùa, đường... trọng lượng từ vài kg đến khoảng trên dưới 70 kg. Thỉnh thoảng có những loại hàng nặng, cồng kềnh như bồn nước, chân đá họ cần vài người cùng phối hợp đưa lên.
Ông Nguyễn Thanh Vân (54 tuổi, TP Tây Ninh), một trong những người lớn tuổi nhất đội bốc vác của nhà chùa gắng gượng chuyển 4 thùng nước suối lên điểm cao nhất cho một quán nước. "Tuy vất vả nhưng công việc này rất thoải mái, miễn sao các quán có đủ hàng bán. Nhưng giờ nhiều tuổi rồi, bao nhiêu năm lên xuống từ thời chưa có bậc đá xây nay mỗi ngày chỉ làm được 4 chuyến là hết sức", phu khuôn vác đã có thâm niên hơn 20 năm theo nghề này, chia sẻ.
Còn vài bậc nữa là đến nơi, anh Phạm Công Bình phải bấu víu vào thanh chắn lấy lực để đưa 4 thùng nước ngọt lên cho quán nằm cao nhất. "Chuyện anh em bị té ngã là bình thường nhưng cũng chưa nghiêm trọng lắm nhưng chúng tôi sợ một thời gian sau khi nghỉ làm có thể phát bệnh về xương khớp", người đàn ông 46 tuổi, ngụ huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh lo lắng.
Giữa cái nắng đất Tây Ninh, mới leo được chưa đến nửa đường nhưng ông Trần Văn Thạch (45 tuổi, Ninh Sơn, TP Tây Ninh) đã ướt đẫm mồ hôi để vác chuyến thứ 3 trong buổi trưa cho quán quen.
Tùy theo mặt hàng chuyển từ dưới chân lên đỉnh mặt bằng chùa Bà có giá khác nhau. Một cây đá có giá vận chuyển khoảng 90.000 đồng, còn 4 thùng nước suối 24 chai mỗi thùng là 110.000 đồng.
Vào sáng sớm, trung bình chuyến đầu tiên khi đang còn khỏe các phu khuân vác có thể mất khoảng 1 giờ, nếu vắng khách.
Khi đông khách lên xuống họ phải mất gần giờ đồng hồ do phải né tránh, nhìn ngó. Càng về sau, thời gian vận chuyển càng lâu hơn, các anh phải nghỉ lâu vì dần mất sức. Trung bình vào tháng Giêng, đông khách, mỗi phu có thể kiếm được từ 300-400.000 đồng/ngày, còn những ngày thường chỉ khoảng 150-200.000 đồng.
Anh Hồ Chí Tâm cho biết dụng cụ hành nghề của mỗi phu khuôn vác thường chỉ có cuộn dây buộc hàng lại với nhau và chiếc bao tải đựng, tấm lót để đặt cây đá.
Theo các anh, việc khó khăn nhất là vác cây đá. Tuy không nặng nhưng lạnh vai, không thể đặt lâu được. Do đó ai cũng phải sắp tấm lót cao su và chiếc đệm cho đỡ đau.
Công việc tự do, bước chân phải leo các dạng bậc thang nên cần mặc đồ thoải mái, mát mẻ và để dễ dàng di chuyển.
Bàn tay với nhiều vết chai sần của anh Bình do nhiều năm giữ chắc những kiện hàng trên vai, bám víu, va chạm vào những vách đá hai bên đường lên chùa.
Người vác lên, kẻ đưa xuống. Công việc của họ lặng lẽ, khiêm nhường cứ diễn ra hàng ngày. Dù công việc có vất vả, cực nhọc, cuộc sống còn khó khăn nhưng theo các phu khuôn vác, họ rất bình yên tự tại như không gian nơi cửa thiền vậy.
Mỗi chuyến đưa hàng lên các phu vác phải nghỉ từ 3-5 chặng để lấy sức tùy theo số chuyến đã thực hiện.
Một cách chuyển đồ khác, những người này thường áp dụng bằng cách tập kết vài kiện hàng nhiều chặng bên đường rồi chuyển lên từng đoạn một.
Vào cuối chiều, chuyến thứ 4 và đã kiệt sức nhưng anh Trần Văn Trí (Ninh Sơn, Tây Ninh) vẫn cố gắng chuyển nốt hàng cho khách. "Mỗi người có một số mối quen riêng nên không thể bỏ được, phải chuyển lên cho họ không hết hàng bán là có nguy cơ mất mối", anh này nói.
Vào giờ nghỉ trưa, sau khi ăn uống nhóm phu khuân vác cùng nghỉ ngơi chốc lát trước khi thực hiện chuyến hàng tiếp theo. Hiện tại nhóm bốc vác thường xuyên của chùa và công ty có hơn 30 người. Ngoài ra trong tháng Giêng, khách đổ về đông nên có hàng chục người khác tới mưu sinh tạm thời.