Giữa những công trình cao tầng hiện đại của phố thị, cánh cổng làng, cổng đình xưa trên phố Thụy Khuê trở thành điểm nhấn bình dị, vương vấn hồn quê thân thuộc. Cho đến bây giờ, Thụy Khuê vẫn là phố nhiều cổng làng nhất Hà Nội. Trong đó, không ít cổng tuổi đời trăm năm như cổng đình An Thọ (phường Bưởi), xây dựng vào năm 1127, dưới triều vua Lý Nhân Tông.Đi dọc con phố từ đầu chợ Bưởi đến hết Thụy Khuê, cứ vài chục mét lại có một cổng làng, cổng đình rêu phong, cổ kính, in dấu vết thời gian.Trải qua nhiều thăng trầm thời gian, những cánh cổng thân thuộc vẫn được gìn giữ như một nét riêng đặc trưng của con phố bên bờ hồ Tây thơ mộng. Một trong số những chiếc cổng đẹp, ghi dấu nhiều tích xưa ở Yên Phụ là cổng làng Yên Thái.Trước đây, cổng làng Yên Thái còn có một tên khác là cổng Giếng.Trên cổng có treo tấm hoành phi “Mỹ tục khả phong” do triều Nguyễn ban cho làng Yên Thái vì có nghề giấy tinh xảo và dòng chữ tưởng nhớ chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm làng vào năm 1946.Cách cổng làng Yên Thái không xa là cổng Hậu của làng An Thọ.Mỗi cổng làng trên phố Thụy Khuê ngày nay đều được đánh số theo ngõ để tiện việc tìm kiếm, nhưng với người dân ở đây, chỉ cần nói tên cổng là có thể tìm thấy dễ dàng. Tại ngõ 378 và 376 (Thụy Khuê), lối vào làng Hồ Khẩu có tới hai cổng nằm cách nhau chưa đầy 20 mét, đó là hệ thống một cổng chính và hai cổng phụ.Khi xưa, cổng chính của làng Hồ chỉ được mở vào ngày hội và khi có quan lớn về làng, người dân chỉ đi cổng phụ ở hai bên.Trong hình là Cổng Giếng (ngõ 378 Thụy Khuê) dẫn vào làng Hồ Khẩu.Đằng sau những cánh cổng làng là gánh hàng mưu sinh của người dân địa phương.Giữa phố xá ồn ào, tấp nập, những cánh cổng làng còn lại trên con phố này giúp Hà Nội giữ lại những nét cổ, văn hóa truyền thống của thế hệ trước sau rất nhiều quy hoạch của thành phố.Cổng làng Đông Xã, số 444 Thụy khuê.Những cái tên cổng làng độc đáo như "cổng Xanh".Đây là lối đi về thân thuộc, gần gũi của người dân làng Bưởi.Điều đặc biệt là cả chục cổng làng trên phố Thụy Khuê không cổng nào giống cổng nào từ kích thước đến kiến trúc. Mỗi chiếc mang một dáng vẻ riêng độc đáo.Có những chiếc cổng được tôn tạo trùng tu, mới hơn, thay vì viết hai vế đối trên cổng bằng chữ Nho thì cổng làng cụm một dùng chữ quốc ngữ.
Giữa những công trình cao tầng hiện đại của phố thị, cánh cổng làng, cổng đình xưa trên phố Thụy Khuê trở thành điểm nhấn bình dị, vương vấn hồn quê thân thuộc. Cho đến bây giờ, Thụy Khuê vẫn là phố nhiều cổng làng nhất Hà Nội. Trong đó, không ít cổng tuổi đời trăm năm như cổng đình An Thọ (phường Bưởi), xây dựng vào năm 1127, dưới triều vua Lý Nhân Tông.
Đi dọc con phố từ đầu chợ Bưởi đến hết Thụy Khuê, cứ vài chục mét lại có một cổng làng, cổng đình rêu phong, cổ kính, in dấu vết thời gian.
Trải qua nhiều thăng trầm thời gian, những cánh cổng thân thuộc vẫn được gìn giữ như một nét riêng đặc trưng của con phố bên bờ hồ Tây thơ mộng. Một trong số những chiếc cổng đẹp, ghi dấu nhiều tích xưa ở Yên Phụ là cổng làng Yên Thái.
Trước đây, cổng làng Yên Thái còn có một tên khác là cổng Giếng.
Trên cổng có treo tấm hoành phi “Mỹ tục khả phong” do triều Nguyễn ban cho làng Yên Thái vì có nghề giấy tinh xảo và dòng chữ tưởng nhớ chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm làng vào năm 1946.
Cách cổng làng Yên Thái không xa là cổng Hậu của làng An Thọ.
Mỗi cổng làng trên phố Thụy Khuê ngày nay đều được đánh số theo ngõ để tiện việc tìm kiếm, nhưng với người dân ở đây, chỉ cần nói tên cổng là có thể tìm thấy dễ dàng. Tại ngõ 378 và 376 (Thụy Khuê), lối vào làng Hồ Khẩu có tới hai cổng nằm cách nhau chưa đầy 20 mét, đó là hệ thống một cổng chính và hai cổng phụ.
Khi xưa, cổng chính của làng Hồ chỉ được mở vào ngày hội và khi có quan lớn về làng, người dân chỉ đi cổng phụ ở hai bên.
Trong hình là Cổng Giếng (ngõ 378 Thụy Khuê) dẫn vào làng Hồ Khẩu.
Đằng sau những cánh cổng làng là gánh hàng mưu sinh của người dân địa phương.
Giữa phố xá ồn ào, tấp nập, những cánh cổng làng còn lại trên con phố này giúp Hà Nội giữ lại những nét cổ, văn hóa truyền thống của thế hệ trước sau rất nhiều quy hoạch của thành phố.
Cổng làng Đông Xã, số 444 Thụy khuê.
Những cái tên cổng làng độc đáo như "cổng Xanh".
Đây là lối đi về thân thuộc, gần gũi của người dân làng Bưởi.
Điều đặc biệt là cả chục cổng làng trên phố Thụy Khuê không cổng nào giống cổng nào từ kích thước đến kiến trúc. Mỗi chiếc mang một dáng vẻ riêng độc đáo.
Có những chiếc cổng được tôn tạo trùng tu, mới hơn, thay vì viết hai vế đối trên cổng bằng chữ Nho thì cổng làng cụm một dùng chữ quốc ngữ.