Ngôi nhà cấp 4, rộng khoảng 15m2 của chị Lê Thị Bảy (SN 1977) nằm thọt lỏm dưới những ngôi nhà cao tầng, khang trang tại thôn Áng Thượng (xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).Chị Bảy (trái), là một trong hai người phụ nữ (cùng bà Nguyễn Thị Phúc -SN 1965, ở xã Sơn Công huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đi bán tăm bị đánh oan ở xã Phú Minh (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) vì người dân cho rằng, họ đến bắt cóc trẻ em.Ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng thôn thôn Áng Thượng - cho biết: "Gia đình chị Bảy hiện có 6 nhân khẩu (một mẹ già ốm yếu, vợ chồng chị Bảy cùng ba con nhỏ đang ăn học). Chị Bảy là người hiền lành, một thân một mình phải làm lụng vất vả để kiếm tiền, chăm sóc cho gia đình vì trước đó, chồng chị đi phụ hồ gặp tai nạn, giờ chỉ làm được việc nhẹ ở nhà".Ông Thêm cho hay: "Gia đình chị Bảy chủ yếu dựa vào nông nghiệp để sống. Lúc nào mùa vụ xong thì chị lại đi làm thêm để kiếm tiền. Chúng tôi nhận được thông tin chị Bảy bị đánh hội đồng trong lúc đi bán tăm vì bị nghi là bắt cóc trẻ con thật sự quá bức xúc".Ngôi nhà cấp 4 lợp mái ngói đã quá cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng.Bên ngoài tường nhà xuất hiện những mảng rêu mốc bám đầy và bong tróc từng miếng nhỏ khi gặp mưa lớn.Bên trong bức tường nhà xuất hiện nhiều vết rạn nứt, chạy dài lên tận mái ngói.Các vết rạn nứt rất lớn xuất hiện trên tường nhà lọt cả ánh sáng bên ngoài vào.Mái ngói xập xệ, dột nát nên mưa xuống nước chảy lênh láng khắp sàn.Suốt mấy chục năm, ngôi nhà vẫn là nơi trú ngụ của 6 con người nghèo khổ và đến nay họ vẫn chưa có tiền để sửa chữa lại.Trong gia đình không có vật dụng gì đáng giá ngoài một chiếc ti vi cũ kỹ.Cả gia sản của gia đình chị Bảy là một con bò mà họ gom góp tiền để mua.Bà Nguyễn Thị Oanh (77 tuổi, mẹ chồng chị Bảy) kể: "Con dâu tôi và con trai Quản Trung Dũng cưới nhau được hơn chục năm rồi. Từ ngày Dũng đi phụ hồ gặp tai nạn lao động, ảnh hưởng đến cánh tay nên không làm được việc nặng, một mình con dâu phải lo từ việc nhỏ đến việc lớn. Con dâu là nguồn là thu nhập chính để nuôi gia đình và 3 cháu ăn học (một em học lớp 12; một học lớp 6 và một học lớp 2 - PV). Con dâu tôi chỉ đi bán tăm thôi mà họ đánh nó tội lắm".Do bố phải lên bệnh viện Sóc Sơn (Hà Nội) chăm mẹ nên ở nhà cháu Quản Thị Luyến (con gái thứ 2 của chị Bảy) phải lo những công việc nhẹ nhàng giúp bà nội, còn anh trai cả tranh thủ nghỉ hè đi phụ hồ xa nhà để kiếm thêm thu nhập.Còn cháu Quản Trung Quân (con út) đi kiếm cỏ cho bò ăn, vì nó là gia sản lớn nhất của gia đình.Một trong những nguồn thực phẩm của gia đình chị Bảy là lạc khô.Trong khi đó, tại bệnh viện Sóc Sơn (Hà Nội), chị Bảy giờ đã tỉnh lại nhưng những vết thương trên cơ thể vẫn khiến chị cảm thấy đau đớn. Chị Bảy vẫn chưa hết sợ hãi, bàng hoàng sau khi bị đánh hội đồng vì nghi bắt cóc trẻ em.
Ngôi nhà cấp 4, rộng khoảng 15m2 của chị Lê Thị Bảy (SN 1977) nằm thọt lỏm dưới những ngôi nhà cao tầng, khang trang tại thôn Áng Thượng (xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Chị Bảy (trái), là một trong hai người phụ nữ (cùng bà Nguyễn Thị Phúc -SN 1965, ở xã Sơn Công huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đi bán tăm bị đánh oan ở xã Phú Minh (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) vì người dân cho rằng, họ đến bắt cóc trẻ em.
Ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng thôn thôn Áng Thượng - cho biết: "Gia đình chị Bảy hiện có 6 nhân khẩu (một mẹ già ốm yếu, vợ chồng chị Bảy cùng ba con nhỏ đang ăn học). Chị Bảy là người hiền lành, một thân một mình phải làm lụng vất vả để kiếm tiền, chăm sóc cho gia đình vì trước đó, chồng chị đi phụ hồ gặp tai nạn, giờ chỉ làm được việc nhẹ ở nhà".
Ngôi nhà cấp 4 lợp mái ngói đã quá cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng.
Bên ngoài tường nhà xuất hiện những mảng rêu mốc bám đầy và bong tróc từng miếng nhỏ khi gặp mưa lớn.
Bên trong bức tường nhà xuất hiện nhiều vết rạn nứt, chạy dài lên tận mái ngói.
Các vết rạn nứt rất lớn xuất hiện trên tường nhà lọt cả ánh sáng bên ngoài vào.
Mái ngói xập xệ, dột nát nên mưa xuống nước chảy lênh láng khắp sàn.
Suốt mấy chục năm, ngôi nhà vẫn là nơi trú ngụ của 6 con người nghèo khổ và đến nay họ vẫn chưa có tiền để sửa chữa lại.
Trong gia đình không có vật dụng gì đáng giá ngoài một chiếc ti vi cũ kỹ.
Cả gia sản của gia đình chị Bảy là một con bò mà họ gom góp tiền để mua.
Bà Nguyễn Thị Oanh (77 tuổi, mẹ chồng chị Bảy) kể: "Con dâu tôi và con trai Quản Trung Dũng cưới nhau được hơn chục năm rồi. Từ ngày Dũng đi phụ hồ gặp tai nạn lao động, ảnh hưởng đến cánh tay nên không làm được việc nặng, một mình con dâu phải lo từ việc nhỏ đến việc lớn. Con dâu là nguồn là thu nhập chính để nuôi gia đình và 3 cháu ăn học (một em học lớp 12; một học lớp 6 và một học lớp 2 - PV). Con dâu tôi chỉ đi bán tăm thôi mà họ đánh nó tội lắm".
Do bố phải lên bệnh viện Sóc Sơn (Hà Nội) chăm mẹ nên ở nhà cháu Quản Thị Luyến (con gái thứ 2 của chị Bảy) phải lo những công việc nhẹ nhàng giúp bà nội, còn anh trai cả tranh thủ nghỉ hè đi phụ hồ xa nhà để kiếm thêm thu nhập.
Còn cháu Quản Trung Quân (con út) đi kiếm cỏ cho bò ăn, vì nó là gia sản lớn nhất của gia đình.
Một trong những nguồn thực phẩm của gia đình chị Bảy là lạc khô.
Trong khi đó, tại bệnh viện Sóc Sơn (Hà Nội), chị Bảy giờ đã tỉnh lại nhưng những vết thương trên cơ thể vẫn khiến chị cảm thấy đau đớn. Chị Bảy vẫn chưa hết sợ hãi, bàng hoàng sau khi bị đánh hội đồng vì nghi bắt cóc trẻ em.