Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu “súng diệt tăng đáng sợ nhất thế giới” RPG-29 – “hậu duệ” của súng chống tăng huyền thoại RPG-7. Trong ảnh là các tướng lĩnh cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh khẩu súng chống tăng RPG-29. Nguồn: báo QĐND
RPG-29 được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng - thiết giáp được trang bị giáp ứng nổ hoặc tiêu diệt sinh lực địch trú ẩn bên trong các tòa nhà, công sự kiên cố ở cự ly hiệu quả 450m. Trên chiến trường, RPG-29 được ghi nhận đã "công phá" những loại xe tăng "khủng" nhất thế giới như Merkava Mk 4 (Israel), Challenger 2 (Anh) và M1A2 Abrams (Mỹ). Ảnh minh họa nước ngoài
Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á và là số ít ở châu Á sở hữu vũ khí “nguy hiểm” – tên lửa đạn đạo. Năm 1979-1981, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 16 xe phóng cùng nhiều đạn tên lửa thuộc Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus (tuy nhiên, cái tên này thường ít biết đến, mà chủ yếu người ta gọi chung nó là Scud – định danh của phương Tây dành cho loại đạn mà 9K72 Elbrus sử dụng).
Hiện nay, tổ hợp 9K72 Elbrus được biên chế cho vài lữ đoàn thuộc Binh chủng Pháo binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là xe phóng và đạn tên lửa R-17E thuộc Lữ đoàn Pháo binh B90 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Đạn tên lửa R-17E của tổ hợp 9K72 Elbrus đạt tầm bắn khoảng 270-300km, mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn (tính toán trên lý thuyết, với tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m). Loại vũ khí này thích hợp cho tấn công hủy diệt trung tâm chỉ huy địch, kho tàng, bến bãi, sân bay, hải cảng…
Trong trang bị phòng không, hiện Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu tên lửa đất đối không tối tân S-300 do Nga sản xuất. So sánh với các hệ thống phòng không ở khu vực Đông Nam Á, thì kể cả loại tối tân Aster 30 mà Singapore mới đặt mua của châu Âu cũng không thể đọ về tầm bắn với S-300PMU-1 của Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa S-300PMU-1 của Việt Nam có thể diệt mọi mục tiêu trên không (ngoại trừ tên lửa đạn đạo) ở độ cao từ 10m tới 27.000m, ở tầm xa tối đa tới 150km. Hệ thống có tính cơ động linh hoạt cao, thời gian phản ứng nhanh, độ chính xác cao.
Đối với trang bị hải quân, Việt Nam có nhiều “hàng khủng, độc” hơn cả. Đầu tiên phải kể đến trực thăng săn ngầm độc đáo, có “1-0-2” Kamov Ka-28. Không quốc gia Đông Nam Á nào sở hữu loại trưc thăng lại có cơ cấu 2 cánh quạt đồng trục như vậy. Kiểu thiết kế này khiến Ka-28 nhỏ gọn, cơ động, linh hoạt cao, giảm tiếng ồn.
Khả năng tác chiến của Ka-28 đáng gờm không thua kém so với mẫu trực thăng săn ngầm hiện đại mà các quốc gia Đông Nam Á đang sử dụng. Ka-28 trang bị phao thủy âm vô tuyến RGB và dò âm VGS để dò tìm tàu ngầm, nó còn có radar trinh sát mặt nước và hệ thống chống nhiễu, gây nhiễu khiến tàu ngầm đối phương không thể phát hiện. Ka-28 trang bị kho vũ khí chứa trong thân với ngư lôi tự dẫn, bom chìm, thủy lôi đủ sức hủy diệt tàu ngầm địch.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm này sở hữu tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại hàng đầu thế giới Project 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo) ở Đông Nam Á.
So với các tàu ngầm Type 209 (Indonesia), Archer (Singapore) hay Scorpene (Malaysia) thì Kilo 636 vượt trội trên nhiều phương diện. Đặc biệt, trong chiến đấu, nó có khả năng phóng tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E Klub-S đạt tầm bắn đến 200km. Tính toán trên lý thuyết, một phát đạn của 3M-54E được cho là có thể đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.
Hiện, hải quân ta đã nhận bàn giao 1 chiếc mang tên HQ-182 Hà Nội, trong tháng 3 chiếc thứ 2 sẽ về tới Cam Ranh và từ nay tới 2016 chúng ta sẽ nhận đủ 6 chiếc.
Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển cực mạnh. Một trong số đó là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ 4K44 Redut có thể đánh chìm cả tàu sân bay, thậm chí là biên đội, nhóm tàu sân bay với nhiều loạt đạn.
Loại tên lửa P-35 được trang bị cho tổ hợp 4K44 Redut có thể đạt tầm bắn 450-500km, mang theo đầu đạn nặng 1 tấn. Có thể nói, trong khu vực Đông Nam Á thì đây là loại đạn tên lửa hành trình chống tàu đạt tầm bắn xa nhất, sức công phá mạnh nhất.
Phạm vi tấn công ngắn hơn 4K44 Redut, nhưng nguy hiểm hơn, đáng sợ hơn là tổ hợp phòng thủ bờ K-300P Bastion P. Đây cũng là loại vũ khí mà hiện không chỉ Đông Nam Á mà trên thế giới chỉ có Nga, Việt Nam và Syria sở hữu.
Đạn tên lửa P-800 Yakhont mà Bastion P được trang bị cũng có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn (thậm chí là tàu sân bay). P-800 cũng là loại tên lửa cực kỳ khó đánh chặn bởi tốc độ hành trình cực cao (Mach 2,8-3), mang đầu đạn nặng 300kg.
Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu “súng diệt tăng đáng sợ nhất thế giới” RPG-29 – “hậu duệ” của súng chống tăng huyền thoại RPG-7. Trong ảnh là các tướng lĩnh cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh khẩu súng chống tăng RPG-29. Nguồn: báo QĐND
RPG-29 được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng - thiết giáp được trang bị giáp ứng nổ hoặc tiêu diệt sinh lực địch trú ẩn bên trong các tòa nhà, công sự kiên cố ở cự ly hiệu quả 450m. Trên chiến trường, RPG-29 được ghi nhận đã "công phá" những loại xe tăng "khủng" nhất thế giới như Merkava Mk 4 (Israel), Challenger 2 (Anh) và M1A2 Abrams (Mỹ). Ảnh minh họa nước ngoài
Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á và là số ít ở châu Á sở hữu vũ khí “nguy hiểm” – tên lửa đạn đạo. Năm 1979-1981, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 16 xe phóng cùng nhiều đạn tên lửa thuộc Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus (tuy nhiên, cái tên này thường ít biết đến, mà chủ yếu người ta gọi chung nó là Scud – định danh của phương Tây dành cho loại đạn mà 9K72 Elbrus sử dụng).
Hiện nay, tổ hợp 9K72 Elbrus được biên chế cho vài lữ đoàn thuộc Binh chủng Pháo binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là xe phóng và đạn tên lửa R-17E thuộc Lữ đoàn Pháo binh B90 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Đạn tên lửa R-17E của tổ hợp 9K72 Elbrus đạt tầm bắn khoảng 270-300km, mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn (tính toán trên lý thuyết, với tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m). Loại vũ khí này thích hợp cho tấn công hủy diệt trung tâm chỉ huy địch, kho tàng, bến bãi, sân bay, hải cảng…
Trong trang bị phòng không, hiện Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu tên lửa đất đối không tối tân S-300 do Nga sản xuất. So sánh với các hệ thống phòng không ở khu vực Đông Nam Á, thì kể cả loại tối tân Aster 30 mà Singapore mới đặt mua của châu Âu cũng không thể đọ về tầm bắn với S-300PMU-1 của Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa S-300PMU-1 của Việt Nam có thể diệt mọi mục tiêu trên không (ngoại trừ tên lửa đạn đạo) ở độ cao từ 10m tới 27.000m, ở tầm xa tối đa tới 150km. Hệ thống có tính cơ động linh hoạt cao, thời gian phản ứng nhanh, độ chính xác cao.
Đối với trang bị hải quân, Việt Nam có nhiều “hàng khủng, độc” hơn cả. Đầu tiên phải kể đến trực thăng săn ngầm độc đáo, có “1-0-2” Kamov Ka-28. Không quốc gia Đông Nam Á nào sở hữu loại trưc thăng lại có cơ cấu 2 cánh quạt đồng trục như vậy. Kiểu thiết kế này khiến Ka-28 nhỏ gọn, cơ động, linh hoạt cao, giảm tiếng ồn.
Khả năng tác chiến của Ka-28 đáng gờm không thua kém so với mẫu trực thăng săn ngầm hiện đại mà các quốc gia Đông Nam Á đang sử dụng. Ka-28 trang bị phao thủy âm vô tuyến RGB và dò âm VGS để dò tìm tàu ngầm, nó còn có radar trinh sát mặt nước và hệ thống chống nhiễu, gây nhiễu khiến tàu ngầm đối phương không thể phát hiện. Ka-28 trang bị kho vũ khí chứa trong thân với ngư lôi tự dẫn, bom chìm, thủy lôi đủ sức hủy diệt tàu ngầm địch.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm này sở hữu tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại hàng đầu thế giới Project 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo) ở Đông Nam Á.
So với các tàu ngầm Type 209 (Indonesia), Archer (Singapore) hay Scorpene (Malaysia) thì Kilo 636 vượt trội trên nhiều phương diện. Đặc biệt, trong chiến đấu, nó có khả năng phóng tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E Klub-S đạt tầm bắn đến 200km. Tính toán trên lý thuyết, một phát đạn của 3M-54E được cho là có thể đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.
Hiện, hải quân ta đã nhận bàn giao 1 chiếc mang tên HQ-182 Hà Nội, trong tháng 3 chiếc thứ 2 sẽ về tới Cam Ranh và từ nay tới 2016 chúng ta sẽ nhận đủ 6 chiếc.
Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển cực mạnh. Một trong số đó là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ 4K44 Redut có thể đánh chìm cả tàu sân bay, thậm chí là biên đội, nhóm tàu sân bay với nhiều loạt đạn.
Loại tên lửa P-35 được trang bị cho tổ hợp 4K44 Redut có thể đạt tầm bắn 450-500km, mang theo đầu đạn nặng 1 tấn. Có thể nói, trong khu vực Đông Nam Á thì đây là loại đạn tên lửa hành trình chống tàu đạt tầm bắn xa nhất, sức công phá mạnh nhất.
Phạm vi tấn công ngắn hơn 4K44 Redut, nhưng nguy hiểm hơn, đáng sợ hơn là tổ hợp phòng thủ bờ K-300P Bastion P. Đây cũng là loại vũ khí mà hiện không chỉ Đông Nam Á mà trên thế giới chỉ có Nga, Việt Nam và Syria sở hữu.
Đạn tên lửa P-800 Yakhont mà Bastion P được trang bị cũng có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn (thậm chí là tàu sân bay). P-800 cũng là loại tên lửa cực kỳ khó đánh chặn bởi tốc độ hành trình cực cao (Mach 2,8-3), mang đầu đạn nặng 300kg.