Trung Quốc mơ mộng bán ồ ạt tiêm kích FC-20

Google News

(Kiến Thức) - Chuyên gia Trung Quốc tin rằng tiềm năng xuất khẩu tiêm kích FC-20 đang lớn hơn bao giờ hết.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời một chuyên gia phân tích quốc phòng Trung Quốc cho hay, tiềm năng xuất khẩu của tiêm kích đa năng FC-20 - biến thể xuất khẩu của mẫu J-10 đối với lực lượng không quân các nước đang phát triển có mối quan hệ ít phụ thuộc vào phương Tây đang lớn hơn bao giờ hết.
Nhận định này một phần cũng dựa trên báo cáo của tạp chí quân sự Jane’s về khả năng Pakistan đã sẵn sàng mua những chiếc FC-20 từ Trung Quốc, nhưng cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ thông tin cụ thể nào về hợp đồng này. Trong khi đó Iran quốc gia vừa thoát khỏi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc cũng tỏ ra quan tâm tới dòng tiêm kích đa năng này của Trung Quốc.
Trung Quoc mo mong ban o at tiem kich FC-20
 Trong ảnh là tiêm kích đa năng J-10B biến thể hiện đại hóa gần đây của J-10, đây cũng sẽ là nền tảng để Trung Quốc phát triển FC-20.
Còn Du Wenlong – chuyên gia quân sự người Trung Quốc lại cho rằng, tiềm năng xuất khẩu của dòng tiêm kích đa năng FC-20 được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố đầu tiên có thể kể tới là địa chính trị điển hình là đến từ các nước thành viên trong khối quân sự NATO, dù FC-20 khá hấp dẫn đối với một số nước thành viên NATO có ngân sách quốc phòng eo hẹp. Nhưng điều này khó có thể xảy ra không chỉ đơn thuần là nằm ở việc bảo vệ các bí mật quân sự mà còn là để bảo vệ thị trường vũ khí của Mỹ trong khối NATO.
Yếu tố thứ hai là về giá trị, các nước có ngân sách quốc phòng đủ mạnh thường chọn các nguồn cung vũ khí có nền tảng vững chắc như Mỹ, Nga hay Châu Âu. Thường thì các dòng máy bay chiến xuất khẩu của các nước này gần như toàn diện hơn rất nhiều so với FC-20 và cơ hội cho Trung Quốc thường là rất thấp.
Do đó thị trường xuất khẩu dành cho FC-20 cơ bản bị bó hẹp ở các thị trường đang phát triển hoặc các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế như Pakistan, một số nước Trung Đông, Châu Mỹ Latinh và thậm chí là cả Châu Á. Điều này đồng nghĩa với việc nếu Trung Quốc kiếm được hợp đồng xuất khẩu FC-20 ở thị trường này thì giá trị của chúng cũng sẽ không cao.
Trung Quoc mo mong ban o at tiem kich FC-20-Hinh-2
 Thành công của FC-1 tại Pakistan chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp Trung Quốc có thể tiếp tục dành được hợp đồng FC-20 tại quốc gia này.
Cũng theo Jane’s, Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) cũng đã xác nhận rằng đang tích cực tìm kiếm cơ hội xuất khẩu dòng tiêm kích đa năng FC-20 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (CAC) chế tạo. Tuy nhiên AVIC chỉ mới chấp thuận cho CAC xuất khẩu FC-20 trong thời gian gần đây với yếu tố cạnh tranh chính là giá thành thấp hơn các dòng máy bay chiến đấu cùng loại.
Ngoài ra có một vấn đề nữa là sự khác biệt giữa FC-20 và J-10, các thông số kỹ thuật của cả hai đều khá tương đồng nhưng tính năng của FC-20 lại bị hạn chế hơn so J-10. Một phần là do J-10 được phát triển dành riêng cho Không quân Trung Quốc, trong khi đó FC-20 buộc phải bị chuyển đổi một số tính năng nhằm phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc phòng ở một số quốc gia cũng như thay đổi cấu hình tùy theo nhu cầu của mỗi khách hàng.
Dù tính năng của FC-20 có thể hơi thua kém J-10 nhưng xét ở một góc độ khác thì cái giá dành cho một chiếc FC-20 mà Trung Quốc đưa ra vẫn rẻ hơn rất nhiều so Mỹ và Nga. Yếu tố chính trị cũng là lợi thế của FC-20 trên thị trường vũ khí, nếu Mỹ thường hạn chế thị trường vũ khí của mình đối với một quốc gia thì Trung Quốc lại không họ có thể bán vũ khí cho bất cứ nước nào họ muốn đi cùng với đó chế độ hậu mãi khá tốt.
 
Trà Khánh

Bình luận(0)