Nhằm giúp đỡ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại sự xâm lược của Đế quốc Mỹ, từ năm 1964, Liên Xô đã bắt đầu viện trợ súng chống tăng RPG-2 nhằm giúp cho quân Giải phóng miền Nam đối phó lại lực lượng tăng – thiết giáp của Mỹ - VNCH đang chiếm ưu thế lớn. Khi sang Việt Nam, RPG-2 đã được bộ đội ta định danh lại là súng chống tăng B40. Hầu như ở nước ta hiện nay, khi nhắc tới B40 người ta biết đến nhiều hơn là “họ tên” RPG-2.Súng chống tăng RPG-2 (tiếng Nga là ручной противотанковый гранатомёт, dịch ra là "súng phóng lựu chống tăng phản lực") được Liên Xô thiết kế từ năm 1947 cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, chống lô cốt, bộ binh địch... Theo một số đánh giá thì khẩu RPG-2 được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu khẩu Panzerfaust 44 của phát xít Đức mà Hồng quân Liên Xô thu giữ được.Ngoài Việt Nam, RPG-2 còn được Liên Xô xuất khẩu tới 20 quốc gia khác nhau trên thế giới, thậm chí nhiều nước còn chế tạo lại. Trong ảnh là khẩu RPG-2 do Triều Tiên sản xuất.Súng chống tăng B40 có kết cấu rất đơn giản, nó gồm một ống mỏng nhẹ dài 1,2m, bên trong mài nhẵn đường kính 40mm, nặng 2,83kg.Phía trên ống có thước ngắm và đầu ruồi gập lại được, đỡ vướng khi vận chuyển, dựng lên khí ngắm bắn. Thước ngắm chỉ có 3 mức, xa nhất 150 mét, các mức thước ngắm là các thanh ngang đặt cố định như chiếc thang.Loại đạn của B40 được định danh là PG-2 nặng 1,84kg, dài 67cm, đường kính lớn nhất 80mm, tốc độ bay tối đa 84m/s, tầm bắn hiệu quả 150m.Đạn của B40 được kết cấu 2 phần gồm: đầu đạn và liều phóng. Trong đó, đầu đạn B40 là kiểu liều nổ lõm góc mở rộng hội tụ sóng xung kích vào tiêu điểm ở tâm trục đầu đạn. Người ta lót một tấm kim loại nặng ở mặt lõm, tấm này gọi là tấm tích năng lượng, nó tăng tốc độ đến vài km/s xuyên qua giáp, ở B40 làm bằng đồng, sức xuyên 180 mm thép cán.Trước khi lắp đạn vào súng, xạ thủ phải lắp liều phóng vào đạn. Sau khi lắp liều vào đầu đạn, vuốt các cánh đàn hồi cho cuộn quanh ống đuôi, nhét đạn vào súng, quay cho đúng vị trí đinh khớp, đến đây đạn nằm chặt trong súng. Khi quay đầu đạn trong nòng phải quay theo chiều kim đồng hồ, nếu ngược lại các cánh đuôi giãn ra rất chặt.Đầu đạn được kích nổ bằng ngòi chạm nổ quán tính, ngòi đặt ở phần cổ đạn. Khi đạn đập vào mục tiêu dừng lại, thì khối nặng của ngòi lao vào hạt nổ. Với sức xuyên 180mm thép cán, xe thiết giáp M113 mới nhất của Mỹ khi đó, hay kể cả xe tăng M48 khó lòng chống đỡ. Và thực vậy, các chiến dịch lớn được quân giải phóng miền Nam thực hiện sau khi nhận súng chống tăng B40 đã khiến cho thiết giáp quân xâm lược khiếp đảm.Mỗi xạ thủ súng chống tăng B40 mang theo một khẩu súng và 4 quả đạn PG-2 (gồm một đạn lắp sẵn và 3 đạn trong túi đựng).Súng chống tăng B40 có thể bắn ở một số tư thế: nằm, quỳ, đứng, tựa giá. Tuyệt đối không bắn súng trong phòng, trong xe kín. Khi bắn, chỗ kim hỏa có một luồng phụt về bên phải, thoát khí hạt nổ. luồng phụt này yếu, nhưng để sát mắt có thể gây mù. Ảnh lính Ba Lan trong tư thế nằm bắn B40.Những người bóp cò tay trái cần bắn đúng yếu lĩnh, đặt súng tiến về phía trước, thước ngắm dựng đứng, ngắm từ trên súng. Ảnh: Tư thế quỳ bắn B40 với giá súng tự nhiên.Tiếng nổ của liều phóng đanh, rất khó chịu nhưng không nguy hiểm như B41, vì năng lượng của liều phóng thấp. Vì lý do đó, B40 bắn được tốc độ trung bình 6 phát phút, mỗi xạ thủ bắn được nhiều đạn. Ảnh: Tư thế đứng bắn B40.Dù được đánh giá là rất hiệu quả, tuy nhiên súng B40 không phải là không có điểm yếu. Ví dụ như tốc độ bay của đạn thấp, dễ bị chặn bởi vật cản như lưới; thuốc phóng dùng thuốc nổ đen khiến tầm bắn quá ngắn, bắn kém chính xác, dễ làm lộ vị trí; cấu tạo ngòi nổ quán tính đơn giản, không đáng tin cậy.Chính vì vậy, sau này khi ta đã có số lượng lớn súng chống tăng B41 (RPG-7) và dần dần tự chủ việc sản xuất thì ta cũng loại dần B40 khỏi lực lượng chiến đấu thường trực. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu dùng súng B40 cho các đơn vị quân dự bị.
Nhằm giúp đỡ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại sự xâm lược của Đế quốc Mỹ, từ năm 1964, Liên Xô đã bắt đầu viện trợ súng chống tăng RPG-2 nhằm giúp cho quân Giải phóng miền Nam đối phó lại lực lượng tăng – thiết giáp của Mỹ - VNCH đang chiếm ưu thế lớn. Khi sang Việt Nam, RPG-2 đã được bộ đội ta định danh lại là súng chống tăng B40. Hầu như ở nước ta hiện nay, khi nhắc tới B40 người ta biết đến nhiều hơn là “họ tên” RPG-2.
Súng chống tăng RPG-2 (tiếng Nga là ручной противотанковый гранатомёт, dịch ra là "súng phóng lựu chống tăng phản lực") được Liên Xô thiết kế từ năm 1947 cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, chống lô cốt, bộ binh địch... Theo một số đánh giá thì khẩu RPG-2 được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu khẩu Panzerfaust 44 của phát xít Đức mà Hồng quân Liên Xô thu giữ được.
Ngoài Việt Nam, RPG-2 còn được Liên Xô xuất khẩu tới 20 quốc gia khác nhau trên thế giới, thậm chí nhiều nước còn chế tạo lại. Trong ảnh là khẩu RPG-2 do Triều Tiên sản xuất.
Súng chống tăng B40 có kết cấu rất đơn giản, nó gồm một ống mỏng nhẹ dài 1,2m, bên trong mài nhẵn đường kính 40mm, nặng 2,83kg.
Phía trên ống có thước ngắm và đầu ruồi gập lại được, đỡ vướng khi vận chuyển, dựng lên khí ngắm bắn. Thước ngắm chỉ có 3 mức, xa nhất 150 mét, các mức thước ngắm là các thanh ngang đặt cố định như chiếc thang.
Loại đạn của B40 được định danh là PG-2 nặng 1,84kg, dài 67cm, đường kính lớn nhất 80mm, tốc độ bay tối đa 84m/s, tầm bắn hiệu quả 150m.
Đạn của B40 được kết cấu 2 phần gồm: đầu đạn và liều phóng. Trong đó, đầu đạn B40 là kiểu liều nổ lõm góc mở rộng hội tụ sóng xung kích vào tiêu điểm ở tâm trục đầu đạn. Người ta lót một tấm kim loại nặng ở mặt lõm, tấm này gọi là tấm tích năng lượng, nó tăng tốc độ đến vài km/s xuyên qua giáp, ở B40 làm bằng đồng, sức xuyên 180 mm thép cán.
Trước khi lắp đạn vào súng, xạ thủ phải lắp liều phóng vào đạn. Sau khi lắp liều vào đầu đạn, vuốt các cánh đàn hồi cho cuộn quanh ống đuôi, nhét đạn vào súng, quay cho đúng vị trí đinh khớp, đến đây đạn nằm chặt trong súng. Khi quay đầu đạn trong nòng phải quay theo chiều kim đồng hồ, nếu ngược lại các cánh đuôi giãn ra rất chặt.
Đầu đạn được kích nổ bằng ngòi chạm nổ quán tính, ngòi đặt ở phần cổ đạn. Khi đạn đập vào mục tiêu dừng lại, thì khối nặng của ngòi lao vào hạt nổ. Với sức xuyên 180mm thép cán, xe thiết giáp M113 mới nhất của Mỹ khi đó, hay kể cả xe tăng M48 khó lòng chống đỡ. Và thực vậy, các chiến dịch lớn được quân giải phóng miền Nam thực hiện sau khi nhận súng chống tăng B40 đã khiến cho thiết giáp quân xâm lược khiếp đảm.
Mỗi xạ thủ súng chống tăng B40 mang theo một khẩu súng và 4 quả đạn PG-2 (gồm một đạn lắp sẵn và 3 đạn trong túi đựng).
Súng chống tăng B40 có thể bắn ở một số tư thế: nằm, quỳ, đứng, tựa giá. Tuyệt đối không bắn súng trong phòng, trong xe kín. Khi bắn, chỗ kim hỏa có một luồng phụt về bên phải, thoát khí hạt nổ. luồng phụt này yếu, nhưng để sát mắt có thể gây mù. Ảnh lính Ba Lan trong tư thế nằm bắn B40.
Những người bóp cò tay trái cần bắn đúng yếu lĩnh, đặt súng tiến về phía trước, thước ngắm dựng đứng, ngắm từ trên súng. Ảnh: Tư thế quỳ bắn B40 với giá súng tự nhiên.
Tiếng nổ của liều phóng đanh, rất khó chịu nhưng không nguy hiểm như B41, vì năng lượng của liều phóng thấp. Vì lý do đó, B40 bắn được tốc độ trung bình 6 phát phút, mỗi xạ thủ bắn được nhiều đạn. Ảnh: Tư thế đứng bắn B40.
Dù được đánh giá là rất hiệu quả, tuy nhiên súng B40 không phải là không có điểm yếu. Ví dụ như tốc độ bay của đạn thấp, dễ bị chặn bởi vật cản như lưới; thuốc phóng dùng thuốc nổ đen khiến tầm bắn quá ngắn, bắn kém chính xác, dễ làm lộ vị trí; cấu tạo ngòi nổ quán tính đơn giản, không đáng tin cậy.
Chính vì vậy, sau này khi ta đã có số lượng lớn súng chống tăng B41 (RPG-7) và dần dần tự chủ việc sản xuất thì ta cũng loại dần B40 khỏi lực lượng chiến đấu thường trực. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu dùng súng B40 cho các đơn vị quân dự bị.