T-72 là cái tên nổi tiếng trong “làng xe tăng” thế giới, ra đời từ những năm 1970, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 nhanh chóng đưa vào sử dụng trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khoảng 25.000 chiếc gồm nhiều biến thể (gồm cả cấp phép sản xuất ở nước ngoài) đã được chế tạo từ năm 1971 tới tận ngày nay, có mặt trong thành phần trang bị gần 40 nước trên thế giới.
Theo một số nguồn tin, đầu tháng 3/2005, chính phủ Ba Lan đã đề nghị cung cấp cho Việt Nam 150 xe tăng T-72 đi kèm với trang bị huấn luyện, đạn dược, bảo dưỡng sửa chữa…(không rõ giá trị thương vụ) Những chiếc T-72 mà Ba Lan định bán cho Việt Nam thuộc biến thể T-72M1 – biến thể xuất khẩu của T-72A được Liên Xô cấp phép cho Ba Lan sản xuất trong nước.
T-72 có kiểu dáng có phần giống với dòng tăng T-55, T-62 với cách bố trí quy ước: khoang lái đặt trước, khoang chiến đấu đặt giữa và cuối cùng là khoang động cơ. T-72 có 6 bánh xích chạy bọc viền cao su và 3 bánh lăn hồi chuyển. Biến thể T-72M1 có trọng lượng khoảng 45,7 tấn, chiều dài tổng thể (tính cả nòng pháo) là 9,53m, rộng 3,59m, cao 2,23m. T-72M1 xuất khẩu không trang bị giáp phản ứng nổ ERA, dùng giáp bảo vệ composite (gồm vật liệu thép, vonfram, plastic và gốm) dày tương đương 380mm thép cán tiêu chuẩn. Nó được đánh giá là có thể chống đỡ được đạn pháo 105mm trên xe tăng M1 Abrams đời đầu từ khoảng cách 2.000m. Quang tháp pháo được bố trí 12 ống phóng đạn khói. Kíp xe trên dòng xe tăng T-72 đã giảm từ 4 xuống còn 3 người vì được trang bị hệ thống nạp đạn pháo tự động, do đó không cần thêm người nạp đạn như các dòng tăng hệ cũ T-54/55, T-62. Trưởng xe và pháo thủ được trang bị các khí tài trinh sát, ngắm bắn cả ban ngày lẫn ban đêm.
T-72 dùng hệ thống nạp đạn ngang cho tốc độ nạp 7-8 viên/phút. Khi nạp, thiết bị tự nạp sẽ đẩy nòng súng lên cao 3 độ nhằm ấn đuôi nòng xuống để nạp đạn, nhưng không gây ảnh hưởng tới tầm ngắm của pháo thủ.
Hỏa lực chính của T-72 gồm pháo nòng trơn 2A46 cỡ 125mm, nếu dùng đạn xuyên động nặng mới sẽ có thể xuyên thủng giáp xe tăng M1 Abrams từ 1.000-2.000m. Ngoài ra, tương tự dòng tăng truyền thống Liên Xô, T-72 cũng có vũ khí gồm đại liên 12,7mm trên nóc tháp pháo và súng máy 7,62mm đồng trục. T-72 trang bị động cơ diesel V-46-6 công suất 780 mã lực cho tốc độ 60km/h trên đường bằng, tầm hoạt động 450-600km. Xe có thể vượt sông với thiết bị hỗ trợ (ống thở, ống xả khí thải) và cần 20 phút để chuẩn bị trước khi vượt sông.Đáng tiếc, lúc này do Việt Nam đang tập trung hiện đại hóa không quân và hải quân nên hợp đồng này chính thức hủy bỏ vào năm 2006.
Hiện nay, trang bị chủ lực của bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam chủ yếu vẫn là các xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 và một số lượng rất ít T-62. Ngoài ra, chúng ta có thể vẫn còn những chiếc xe tăng Type 59 (Trung Quốc chế tạo dựa trên T-54), M48 Patton (thu sau 1975) và các loại xe tăng hạng nhẹ như PT-76, Type 63.
T-72 là cái tên nổi tiếng trong “làng xe tăng” thế giới, ra đời từ những năm 1970, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 nhanh chóng đưa vào sử dụng trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khoảng 25.000 chiếc gồm nhiều biến thể (gồm cả cấp phép sản xuất ở nước ngoài) đã được chế tạo từ năm 1971 tới tận ngày nay, có mặt trong thành phần trang bị gần 40 nước trên thế giới.
Theo một số nguồn tin, đầu tháng 3/2005, chính phủ Ba Lan đã đề nghị cung cấp cho Việt Nam 150 xe tăng T-72 đi kèm với trang bị huấn luyện, đạn dược, bảo dưỡng sửa chữa…(không rõ giá trị thương vụ)
Những chiếc T-72 mà Ba Lan định bán cho Việt Nam thuộc biến thể T-72M1 – biến thể xuất khẩu của T-72A được Liên Xô cấp phép cho Ba Lan sản xuất trong nước.
T-72 có kiểu dáng có phần giống với dòng tăng T-55, T-62 với cách bố trí quy ước: khoang lái đặt trước, khoang chiến đấu đặt giữa và cuối cùng là khoang động cơ. T-72 có 6 bánh xích chạy bọc viền cao su và 3 bánh lăn hồi chuyển.
Biến thể T-72M1 có trọng lượng khoảng 45,7 tấn, chiều dài tổng thể (tính cả nòng pháo) là 9,53m, rộng 3,59m, cao 2,23m.
T-72M1 xuất khẩu không trang bị giáp phản ứng nổ ERA, dùng giáp bảo vệ composite (gồm vật liệu thép, vonfram, plastic và gốm) dày tương đương 380mm thép cán tiêu chuẩn. Nó được đánh giá là có thể chống đỡ được đạn pháo 105mm trên xe tăng M1 Abrams đời đầu từ khoảng cách 2.000m. Quang tháp pháo được bố trí 12 ống phóng đạn khói.
Kíp xe trên dòng xe tăng T-72 đã giảm từ 4 xuống còn 3 người vì được trang bị hệ thống nạp đạn pháo tự động, do đó không cần thêm người nạp đạn như các dòng tăng hệ cũ T-54/55, T-62. Trưởng xe và pháo thủ được trang bị các khí tài trinh sát, ngắm bắn cả ban ngày lẫn ban đêm.
T-72 dùng hệ thống nạp đạn ngang cho tốc độ nạp 7-8 viên/phút. Khi nạp, thiết bị tự nạp sẽ đẩy nòng súng lên cao 3 độ nhằm ấn đuôi nòng xuống để nạp đạn, nhưng không gây ảnh hưởng tới tầm ngắm của pháo thủ.
Hỏa lực chính của T-72 gồm pháo nòng trơn 2A46 cỡ 125mm, nếu dùng đạn xuyên động nặng mới sẽ có thể xuyên thủng giáp xe tăng M1 Abrams từ 1.000-2.000m. Ngoài ra, tương tự dòng tăng truyền thống Liên Xô, T-72 cũng có vũ khí gồm đại liên 12,7mm trên nóc tháp pháo và súng máy 7,62mm đồng trục.
T-72 trang bị động cơ diesel V-46-6 công suất 780 mã lực cho tốc độ 60km/h trên đường bằng, tầm hoạt động 450-600km. Xe có thể vượt sông với thiết bị hỗ trợ (ống thở, ống xả khí thải) và cần 20 phút để chuẩn bị trước khi vượt sông.
Đáng tiếc, lúc này do Việt Nam đang tập trung hiện đại hóa không quân và hải quân nên hợp đồng này chính thức hủy bỏ vào năm 2006.
Hiện nay, trang bị chủ lực của bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam chủ yếu vẫn là các xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 và một số lượng rất ít T-62. Ngoài ra, chúng ta có thể vẫn còn những chiếc xe tăng Type 59 (Trung Quốc chế tạo dựa trên T-54), M48 Patton (thu sau 1975) và các loại xe tăng hạng nhẹ như PT-76, Type 63.