Hồ sơ chiến tích tên lửa phòng không S-75 (3)

Google News

(Kiến Thức) - Trước khi tới miền Bắc Việt Nam, tên lửa phòng không S-75 Dvina đã "vít cổ" nhiều máy bay Mỹ ở Cuba, Trung Quốc.

Chiến dịch Anadyr: Khủng hoảng tên lửa ở Cuba
Những năm 1960, chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7 Semyorka (NATO định danh là SS-6 Sapwood) đã chứng tỏ là một ngõ cụt công nghệ và phải mất nhiều năm trước khi các tên lửa R-16 đã được triển khai với số lượng lớn. Trong khoảng thời gian ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khruschev quyết định đặt các căn cứ tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung ở Cuba, để các tên lửa này có thể vươn tới hầu hết các địa điểm trên nước Mỹ.
Chiến dịch Anadyr cũng có sự tham gia của lực lượng Phòng không quốc gia (PVO-Strany) với các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-75 để bảo vệ các trận địa tên lửa đạn đạo. Lực lượng Phòng không Quốc gia ở Cuba được chỉ huy bởi trung tướng S.N.Grechko, bao gồm sư đoàn Phòng không số 10 và sư đoàn Phòng không số 11 thuộc quân khu Volga. Mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn với 144 bệ phóng tên lửa S-75 Desna. Những hệ thống phòng không S-75 này được vận chuyển đến Cuba trong tuần cuối cùng của tháng 7/1962 và công việc triển khai các hệ thống này trên đất Cuba là từ tháng 8 đến tháng 9/1962.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (3)
Tàu chở tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 (NATO: SS-4 Sandal) từ Liên Xô qua Cuba.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (3)-Hinh-2
 Tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 (NATO: SS-4 Sandal) trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ.
Nhận thấy sự bùng phát đột ngột các hoạt động quân sự của Liên Xô trên đất Cuba, CIA đã cho U-2 do thám Cuba vào ngày 28/8/1962 và phát hiện 8 trận địa S-75 đã triển khai xong.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John McCone đã kết luận rằng khi Liên Xô triển khai một hệ thống phòng không tối tân như vậy có nghĩa là họ đang bảo vệ một cái gì đó rất có giá trị hoặc mang ý nghĩa chiến lược như tên lửa đạn đạo. Việc phát hiện các trận địa tên lửa S-75 khiến chính quyền của Tổng thống Kennedy lo lắng và gửi đi nhiều chuyến bay do thám trên đất Cuba hơn. Tuy nhiên các cơn bão trong thời gian này khiến công việc do thám trở nên khó khăn hơn nên phải đến ngày 14/10/1962, U-2 mới chụp được một bức ảnh rõ ràng về trận địa tên lửa đạn đạo tầm trung R-12.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (3)-Hinh-3
Trận địa tên lửa S-75 Desna được Liên Xô triển khai trên đất Cuba được máy bay do thám U-2 chụp lại.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (3)-Hinh-4
 Bức hình chụp trận địa tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 vừa triển khai xong ở San Diago de Los Banos.
Trung tướng Grechko được ra lệnh chỉ dùng tên lửa phòng không S-75 tham chiến khi đối phương có hành động thù địch hoặc bị tấn công. Thất vọng với sự không phản ứng gì của Liên Xô trước các chuyến bay do thám của Mỹ, ngày 26/10/1962, lãnh đạo Cuba khi đó ra lệnh các đơn vị phòng không của nước này bắn hạ các máy bay do thám tầng thấp mặc dù các pháo phòng không của Cuba lúc bấy giờ không thể đạt tới trần bay của U-2.
Tình hình tiếp tục diễn biến căng thẳng, ngày 27/10/1962, một chiếc U-2 bị phát hiện, tướng Grechko đã xin phép Chỉ huy của Liên quân Liên Xô-Cuba bắn hạ. Dù không được cho phép, ông đã ra lệnh Trung đoàn phòng không 507 bắn hạ chiếc U-2 dựa trên giả định sai lầm của mình rằng chiến tranh là không thể tránh khỏi. Chiếc U-2 bị tiểu đoàn số 4 thuộc Trung đoàn phòng không 507 chỉ huy bởi trung tá I.M.Gerchenov triển khai gần Victoria-de-las-Tunas bắn hạ bởi loạt 3 quả tên lửa vào lúc 10h19 phút, giết chết phi công Maj Rudolph Anderson. Sự việc này suýt nữa dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (3)-Hinh-5
 Phi công Maj Rudolph Anderson với chiếc U-2 bị bắn hạ ngày 27/10/1962.
Bất ngờ với thông tin này, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khruschev nhận ra rằng các lệnh ban đầu của mình đã không đủ rõ ràng và một tin nhắn được gửi đến Grechko với cảnh báo "Anh đã vội vã" và nhấn mạnh vào sự thận trọng hơn. Tương tự như vậy, về phía Mỹ, nhận thấy rằng tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Lý luận bình tĩnh hơn đã thắng thế, trong quá trình đàm phán bí mật trong những ngày sau đó, khủng hoảng bắt đầu hạ nhiệt dần.
Việc cuối cùng để giải quyết cuộc khủng hoảng này bao gồm việc đem hết các tên lửa đạn đạo của Liên Xô ra khỏi Cuba, và các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-75 cũng bị thu hồi. Liên Xô chỉ để lại 24 bệ phóng S-75 cùng với 6 bệ phóng huấn luyện cho Cuba vào năm 1963. Việc U-2 bị bắn rơi ở Cuba cũng được giấu kín chặt chẽ trong nhiều năm và nhiều lời đồn đoán xung quanh sự việc này nhưng đều bị phủ nhận.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (3)-Hinh-6
Xác chiếc U-2 của Maj Rudolph Anderson
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (3)-Hinh-7
 Trung tá I.M.Gerchenov (bìa trái) chúc mừng lính của mình sau khi bắn trơi chiếc U-2.
Khủng hoảng tên lửa ở Cuba đã gây nên sự chú ý của thế giới, vì vậy những trận đấu giữa S-75 và U-2 ở những nơi khác hầu như ít được chú ý đến. Không quân Đài Loan (RoCAF) được Mỹ chuyển giao U-2 để do thám Trung Quốc và chiếc U-2 đầu tiên của Đài Loan bị Trung Quốc bắn rơi ngày 9/9/1962, trước 1 tháng khi Lực lượng Phòng không Quốc gia ở Cuba được chỉ huy bởi trung tướng S.N.Grechko bắn hạ máy bay U-2 của phi công Maj Rudolph Anderson. Có ít nhất 11 chiếc U-2 của Đài Loan bị bắn hạ trong giai đoạn từ năm 1962 đến 1970, đa số đều bị S-75 bắn rơi. Hệ thống tên lửa phòng không S-75 cũng được Ấn Độ sử dụng trong chiến tranh biên giới Ấn Độ-Pakistan năm 1965.
Ho so chien tich ten lua phong khong S-75 (3)-Hinh-8
4 chiếc U-2 của Đài Loan bị bắn hạ bởi S-75 của Trung Quốc được trưng bày ở Bắc Kinh năm 1965.
Tri Năng

Bình luận(0)