Trong ngày hôm qua thì Quân chủng Hải quân đã điều thêm tàu khảo sát đo đạc biển HQ-888 Trần Đại Nghĩa lên đường bổ sung cho đội tàu Việt Nam đang tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích. HQ-888 Trần Đại Nghĩa do hãng Damen Hà Lan thiết kế, đóng tại nhà máy Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng). Tàu có lượng giãn nước 1.550 tấn, dài 66,3m, có thể hoạt động liên tục 60 ngày đêm trên biển, khả năng chịu sóng gió cấp 12 trên biển.
Tàu Trần Đại Nghĩa được thiết kế cho công tác nghiên cứu, khảo sát, đo đạc biển, thiết lập hải đồ toàn cảnh vùng biển Việt Nam, tạo điều kiện tốt cho công tác thăm dò, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển… Trong nhiệm vụ lần tìm kiếm máy bay Malaysia lần này, tàu ra khơi với với tổ quân y, nhân viên kỹ thuật, 10 máy lặn, 1 buồng tăng áp, 2 máy nén khí cơ động và các trang bị đồng bộ kèm theo.
Về phía Singapore, Quân đội nước này đã quyết định điều động thêm 2 máy bay vận tải C-130 (trước đó đã có 1 chiếc tìm kiếm liên tục ngày 8-9/3) và nhất là triển khai thêm tàu hộ vệ tàng hình RSS Steadfast và trực thăng hải quân S-70B, một tàu cứu hộ tàu ngầm và một tàu tên lửa RSS Vigour.
Trong đó, RSS Steadfast là một trong 6 tàu hộ vệ đa năng được xem là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á – lớp Formidable, có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn, trang bị hệ thống vũ khí công – thủ toàn diện (chống hạm, phòng không tầm trung – xa, chống ngầm). Ngoài ra, tàu có nhà chứa và sân đáp cho một trực hải quân S-70B.
Còn RSS Vigour là tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ thuộc lớp Victory do Singapore tự thiết kế, chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 656 tấn, dài 62m, thủy thủ đoàn 49 người, được trang bị đầy đủ hệ thống phòng không, chống ngầm, chống hạm và có khả năng mang phóng một UAV cỡ nhỏ. Trong ảnh, chiếc tàu nhỏ, màu tối thuộc lớp Victory cùng loại với RSS Vigour.
Lực lượng Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng bước đầu tham gia chiến dịch tìm kiếm quy mô cùng nhiều nước trong khu vực, với việc điều tàu HTMS Pattani tới khu vực máy bay Malaysia gặp nạn. Con tàu có lượng giãn nước 1.440 tấn, dài 95,5m, được trang bị hỏa lực tương đối tốt với tên lửa chống hạm và pháo.
Ngoài ra, Malaysia cũng điều động thêm một chiếc trực thăng tuần tra/chống ngầm Super Lynx có thể đạt tầm bay 528km, tốc độ bay 324km/h, trang bị các khí tài trinh sát tương đối hiện đại. Tàu và máy bay đã rời Thái Lan vào lúc 7h30 tối 9/3 (giờ địa phương) và dự kiến tới khu vực tìm kiếm vào 2h sáng ngày hôm nay.
Về phía Trung Quốc, ngoài tàu đổ bộ Type 071 Tỉnh Cương Sơn, tàu hộ vệ Miên Dương 528 và tàu hải giám 31 đã khởi hành tới khu vực tìm kiếm, nước này trong chiều qua đã điều thêm tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu (trong ảnh) và tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn (998) rời Trạm Giang tới khu vực tìm kiếm máy bay bị nạn.
Tàu khu trục Hải Khẩu (171) thuộc lớp tàu chiến đấu hiện đại nhất nhì Hải quân Trung Quốc Type 052C được mệnh danh là “chiến hạm Aegis made in China”, có lượng giãn nước tới 7.000 tấn, dài hơn 150m, trang bị tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 và tên lửa chống tàu tầm xa YJ-62, chở được một trực thăng Z-9C.
Còn tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn cùng loại với chiếc Tỉnh Cương Sơn đã điều động. Đi cùng tàu này có 50 binh sĩ lính thủy đánh bộ, các thiết bị cứu nạn.
Ngoài ra, trên tàu còn có 2 máy bay trực thăng (có thể là loại hạng trung Z-8) tham gia việc tìm kiếm trên mặt biển, cứu hộ cứu nạn.
Trong ngày hôm qua thì Quân chủng Hải quân đã điều thêm tàu khảo sát đo đạc biển HQ-888 Trần Đại Nghĩa lên đường bổ sung cho đội tàu Việt Nam đang tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích. HQ-888 Trần Đại Nghĩa do hãng Damen Hà Lan thiết kế, đóng tại nhà máy Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng). Tàu có lượng giãn nước 1.550 tấn, dài 66,3m, có thể hoạt động liên tục 60 ngày đêm trên biển, khả năng chịu sóng gió cấp 12 trên biển.
Tàu Trần Đại Nghĩa được thiết kế cho công tác nghiên cứu, khảo sát, đo đạc biển, thiết lập hải đồ toàn cảnh vùng biển Việt Nam, tạo điều kiện tốt cho công tác thăm dò, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển… Trong nhiệm vụ lần tìm kiếm máy bay Malaysia lần này, tàu ra khơi với với tổ quân y, nhân viên kỹ thuật, 10 máy lặn, 1 buồng tăng áp, 2 máy nén khí cơ động và các trang bị đồng bộ kèm theo.
Về phía Singapore, Quân đội nước này đã quyết định điều động thêm 2 máy bay vận tải C-130 (trước đó đã có 1 chiếc tìm kiếm liên tục ngày 8-9/3) và nhất là triển khai thêm tàu hộ vệ tàng hình RSS Steadfast và trực thăng hải quân S-70B, một tàu cứu hộ tàu ngầm và một tàu tên lửa RSS Vigour.
Trong đó, RSS Steadfast là một trong 6 tàu hộ vệ đa năng được xem là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á – lớp Formidable, có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn, trang bị hệ thống vũ khí công – thủ toàn diện (chống hạm, phòng không tầm trung – xa, chống ngầm). Ngoài ra, tàu có nhà chứa và sân đáp cho một trực hải quân S-70B.
Còn RSS Vigour là tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ thuộc lớp Victory do Singapore tự thiết kế, chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 656 tấn, dài 62m, thủy thủ đoàn 49 người, được trang bị đầy đủ hệ thống phòng không, chống ngầm, chống hạm và có khả năng mang phóng một UAV cỡ nhỏ. Trong ảnh, chiếc tàu nhỏ, màu tối thuộc lớp Victory cùng loại với RSS Vigour.
Lực lượng Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng bước đầu tham gia chiến dịch tìm kiếm quy mô cùng nhiều nước trong khu vực, với việc điều tàu HTMS Pattani tới khu vực máy bay Malaysia gặp nạn. Con tàu có lượng giãn nước 1.440 tấn, dài 95,5m, được trang bị hỏa lực tương đối tốt với tên lửa chống hạm và pháo.
Ngoài ra, Malaysia cũng điều động thêm một chiếc trực thăng tuần tra/chống ngầm Super Lynx có thể đạt tầm bay 528km, tốc độ bay 324km/h, trang bị các khí tài trinh sát tương đối hiện đại. Tàu và máy bay đã rời Thái Lan vào lúc 7h30 tối 9/3 (giờ địa phương) và dự kiến tới khu vực tìm kiếm vào 2h sáng ngày hôm nay.
Về phía Trung Quốc, ngoài tàu đổ bộ Type 071 Tỉnh Cương Sơn, tàu hộ vệ Miên Dương 528 và tàu hải giám 31 đã khởi hành tới khu vực tìm kiếm, nước này trong chiều qua đã điều thêm tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu (trong ảnh) và tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn (998) rời Trạm Giang tới khu vực tìm kiếm máy bay bị nạn.
Tàu khu trục Hải Khẩu (171) thuộc lớp tàu chiến đấu hiện đại nhất nhì Hải quân Trung Quốc Type 052C được mệnh danh là “chiến hạm Aegis made in China”, có lượng giãn nước tới 7.000 tấn, dài hơn 150m, trang bị tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 và tên lửa chống tàu tầm xa YJ-62, chở được một trực thăng Z-9C.
Còn tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn cùng loại với chiếc Tỉnh Cương Sơn đã điều động. Đi cùng tàu này có 50 binh sĩ lính thủy đánh bộ, các thiết bị cứu nạn.
Ngoài ra, trên tàu còn có 2 máy bay trực thăng (có thể là loại hạng trung Z-8) tham gia việc tìm kiếm trên mặt biển, cứu hộ cứu nạn.