Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian. Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU. Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam. Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái). Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ). Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh). Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy. Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy. Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.
Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian.
Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.
Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU.
Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.
Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam.
Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái).
Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ).
Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh).
Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy.
Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.
Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy.
Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).
Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.