Kỷ nguyên tàu sân bay ở Châu Á - Thái Bình Dương

Google News

Nhiều sự kiện liên quan đến tàu sân bay gần đây đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Hải quân các nước trong khu vực CA-TBD.

Sau nhiều thập kỷ trong thế đơn cực về quyền lực ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, một số cường quốc hải quân mới trong khu vực đang dần hiện ra cùng với các liên minh mới được hình thành.

Lễ hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và kế hoạch đưa chiếc tàu sân bay “gốc Nga” của Ấn Độ - Vikramaditiya (từng được lên kế hoạch vào tháng 12 nhưng sau đó bị trì hoãn đến năm 2013) là hai sự kiện cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của các cường quốc hải - không quân trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

1
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Dù hai con tàu sân bay này không là vấn đề quá nghiêm trọng đối với quyền lực của nước Mỹ trên các đại dương, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều con tàu mới hơn ra đời trong thập kỷ tới.

Nga đang có kế hoạch sản xuất 6 tàu sân bay mới sau năm 2020.

Các nhà hoạch định hải quân Nga dự kiến ít nhất sẽ có một Hạm đội tàu sân bay chiến đấu (CVBG), bao gồm 15 tàu hỗ trợ sẽ được triển khai ở Thái Bình Dương vào năm 2017.

CVBG thứ hai sẽ được triển khai cùng Hạm đội Biển Bắc. Mỗi CVBG sẽ bao gồm ít nhất một tàu sân bay boong phẳng (CV), tàu tuần dương tên lửa (CG), tàu khu trục (DDG), tàu ngầm đa mục đích (SSN), tàu khu trục nhỏ (FFG), tàu hộ tống, tàu đổ bộ và các tàu khác như tàu phá băng cho khu vực Arctic. 

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga

11 tàu sân bay của Mỹ đã hoạt động ở Thái Bình Dương. Mỹ đang có kế hoạch giảm số lượng các tàu sân bay đã triển khai với Hạm đội 3 và Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương xuống còn 5 chiếc trong đó có kế hoạch thu hồi tàu USS Enterprise, nhưng con số này sẽ tăng trở lại khi tới năm 2015 như tàu Gerald R. Ford được dự kiến cho ra mắt vào năm 2015.

 

Tàu USS Enterprise của Mỹ sắp về hưu
Tàu USS Enterprise của Mỹ sắp về hưu

Trung Quốc nói rằng tàu sân bay Liêu Ninh mới chỉ là một nền tảng nhằm phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện, cho các lực lượng hải quân thực hành các hoạt động tác chiến cũng như kỹ thuật trong phối hợp giữa không quân và hải quân.

Những mục đích này sẽ được Trung Quốc đưa vào việc xây dựng, thiết kế và triển khai các tàu sân bay trong tương lai.

Ấn Độ cũng có kế hoạch xây dựng hai tàu sân bay lớp Majestic trong 10 năm tới. Ấn Độ đã đưa tàu sân bay vào hoạt động kể từ năm 1961 khi con tàu từng thuộc về Hải quân Hoàng gia Anh - HMS Hercules được đưa vào hoạt động với tên gọi INS Vikrant.

Con tàu này đã ngừng hoạt động vào năm 1997 và thay thế bởi INS Viraat (trước đây là HMS Hermes) được đưa vào phục vụ trong Hải quân Ấn Độ từ năm 1987. 

Tàu sân bay "gốc Nga" INS Vikramaditya của Ấn Độ
Tàu sân bay "gốc Nga" INS Vikramaditya của Ấn Độ

Qua nhiều năm, Ấn Độ đã xây dựng một lực lượng không quân và hải quân tương đối lớn mạnh và mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra Ấn Độ Dương.

Nằm trong một phần của kế hoạch này, Ấn Độ đang chuẩn bị triển khai ba nhóm tàu ​​sân bay ở Ấn Độ Dương vào năm 2015, cho thấy Ấn Độ sẽ trở thành một thế lực của khu vực trong tương lai.

Tuy nhiên, với việc đưa tàu sân bay mới vào vận hành đang bị chậm trễ tới sang năm và ra mắt tàu sân bay tự đóng đầu tiên bị trì hoãn ít nhất đến năm 2017, không lực hải quân Ấn Độ sẽ buộc phải duy trì hoạt động của tàu Viraat đã 60 tuổi, dự kiến con tàu này sẽ còn phải phục vụ ít nhất là tới năm 2020.

Để chuẩn bị cho sự hoạt động dài hơn mức bình thường này, INS Viraat dự kiến ​​sẽ có 4 tháng tân trang tại nhà máy đóng tàu Cochin, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào khoảng tháng 4/2013. Trong suốt khoảng thời gian đó, Hải quân Ấn Độ sẽ không có bất kỳ tàu sân bay nào hoạt động.

 Viraat sẽ được kế tục bởi chiếc đầu tiên trong hai tàu sân bay lớp Majestic được đóng mới trong nước - INS Vikrant, sẽ đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2017. Tàu sân bay lớp Majestic thứ hai - INS Vishal hiện đang được lên kế hoạch đưa vào phục vụ Hải quân Ấn Độ năm 2022.
 
Hải quân Thái Lan cũng đang vận hành một tàu sân bay nhưng không lại có máy bay tấn công để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu. Các lực lượng hải quân các nước trong khu vực Thái Bình Dương cũng đã và đang trang bị các tàu chiến có thêm vai trò “tàu trực thăng” cho phép máy bay trực thăng hạ cánh như Nhật Bản, Hàn Quốc và trong tương lai gần là Australia.
 
Mặc dù số lượng tàu sân bay ở Thái Bình Dương không đạt tới mức độ thời chiến tranh thế giới thứ II, nhưng với phạm vi, khả năng hoạt động linh hoạt và sức mạnh hỏa lực của mình thì hải quân các nước sẽ làm cho những gì có trong tay họ trở nên đắc lực và hữu dụng như đã làm trong thế chiến thứ II.

Thu Thảo (theo Defence Update)

[links()]

Bình luận(0)