Cẩn trọng khi “độ” cảm biến kiểm soát xăng dầu vào xe

Google News

Nhờ thiết bị cảm biến nhiên liệu mang tên F-BOX, chủ phương tiện chủ động kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện giao thông.

Nhờ thiết bị cảm biến nhiên liệu mang tên F-BOX, chủ phương tiện chủ động kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện giao thông. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người dùng cần cẩn trọng phòng cháy nổ khi gắn thiết bị này vào xe của mình.

Kết quả khả quan

17h30 chiều, theo quốc lộ 1A, chúng tôi xuống KCN Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương ghi nhận việc sử dụng thiết bị cảm biến xăng dầu tại Công ty TNHH TMCP Vitranimex chi nhánh TPHCM. Đội mưa ra bãi xe, ông Nguyễn Thăng Long, đội trưởng đội xe, cho biết, 19 đầu xe ở đây đã gắn thiết bị cảm biến kiểm soát xăng dầu. Các thiết bị này còn được kết nối với hộp đen chuyển dữ liệu trực tiếp về máy chủ ở công ty.

Chỉ tính riêng trong tháng 8 với 19 đầu xe, đội xe đã tiết kiệm được 1.300 lít dầu (tương đương hơn 30 triệu đồng). Với số tiền này công ty thu 40% và chuyển cho tài xế 60%, đây là hình thức đôi bên cùng có lợi và khuyến khích toàn công ty cùng tiết kiệm và tránh thất thoát nhiên liệu.

Còn theo ông Dương Công Đạt, Phó Giám đốc Công ty Thương mại Vận tải Việt Hoa, quận 4, TPHCM, với gần 50 xe đầu kéo container, sau 1 tháng sử dụng giải pháp cũng tiết kiệm gần 8.000 lít dầu.

Ông Long chỉ cho phóng viên chỗ lắp thiết bị cảm biến.
Ông Long chỉ cho phóng viên chỗ lắp thiết bị cảm biến.

Tác động vào kết cấu bình xăng

Để kiểm chứng, chúng tôi đã trực tiếp đến Công ty Cổ phần Viễn thông Tecapro (Bộ Quốc Phòng), đơn vị sản xuất thiết bị cảm biến xăng dầu nêu trên. Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty cho biết, sau 6 - 7 lần thử nghiệm thay đổi thiết kế, đến nay, cảm biến kiểm soát xăng dầu đã được chế tạo hoàn toàn bằng nhôm đúc, chống va đập, rung sốc, có lớp bảo vệ thiết bị điện tử bên trong, chống cháy nổ hiệu quả.

Kiểm chuẩn về độ chính xác tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) cho thấy, thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng với sai số 1%. Hiện thiết bị này đã có mặt tại TPHCM, Bình Dương đến Quảng Bình, Hải Dương...

Các gia đình cũng có thể lắp đặt thiết bị cho xe cá nhân để môi xkhi di chuyển có thể kiểm tra được chính xác còn bao nhiêu lít xăng trong xe và khi đổ xăng nếu cây xăng có dấu hiệu gian lận sẽ bị phát hiện.

Tuy nhiên, hạn chế của thiết bị là phải khoan, tác động vào kết cấu bình xăng. Khi lắp đặt xong phải cân chỉnh mất nhiều thời gian. Thiết bị chỉ đo mức chứ không đo lít, trong khi đó mỗi thùng xăng của ô tô có kích thước hình dạng thể tích khác nhau, do đó phải có cân chỉnh cho từng thùng xăng.

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, nguyên Phó Chủ tịch Hội Kỹ sư Ô tô Việt Nam (VSAE) cho rằng, thiết bị này mới chỉ thực hiện được cho xe bồn và có thể xe vận tải đầu kéo. Còn khi "độ" những thiết bị vào kết cấu của xe, nhất là xe máy phải hết sức thận trọng và phải công bố rõ ràng về nguyên lý hoạt động.
 
Khi lắp đặt phải tuân thủ an toàn phòng cháy chữa cháy bởi qua quan sát các vết trám bên ngoài vị trí khoan lắp đặt thiết bị thấy còn sơ sài. Nhất là sau này triển khai với các loại xe khác như xe honda, bình xăng nằm ở nơi kín do yên xe che lấp kín nếu xăng mà bốc hơi ra hơi xăng tụ lại cũng rất nguy hiểm. Do đó, nếu đã đụng chạm tới kết cấu của thùng xăng thì phải có bắt vít, rồi gioăng đệm được quy định cụ thể.
 
Thiết bị cảm biến sử dụng công nghệ điện dung để đưa ra mức đo cho các loại nhiên liệu gốc carbon như dầu diesel và xăng nguyên chất. Không sử dụng loại cảm biến này cho các loại nhiên liệu như nhiên liệu sinh học, methanol, ethanol và các sản phẩm tương tự khác ở dạng nguyên chất hoặc dạng phụ gia cho các loại nhiên liệu gốc cacbon dùng cho động cơ đốt trong.
Quỳnh Hương
[links()]

Bình luận(0)