Bực phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ quay sang châu Á hợp tác

Google News

(Kiến Thức) - Do các doanh nghiệp phương Tây hạn chế cấp phép sản xuất, Thổ Nhĩ Kỳ đang dần chuyển sang tăng cường hợp tác quân sự với các nước châu Á.

Do doanh nghiệp quân sự truyền thống phương Tây tồn tại nhiều vấn đề chính trị và hạn chế cấp phép, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chuyển việc hợp tác quân sự sang thị trường châu Á, bao gồm việc cùng nghiên cứu động cơ xe tăng với Nhật Bản, bán xe thiết giáp mới cho Malaysia.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ trước khi thăm Nhật Bản, Singapore, Malaysia cho biết, việc tăng cường hợp tác quốc phòng là một trong những mục tiêu quan trọng của chuyến thăm lần này của ông.
Ngày 8/1, quan chức hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản đã họp mặt cùng bàn vấn đề triển khai nghiên cứu chung động cơ công suất 1.500 mã lực dùng cho xe tăng Altay (Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất) và hệ thống truyền động.
Giao dịch này liên quan đến hãng Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản. Đại diện Thổ Nhĩ Kỳ còn cùng với công ty Fuji Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries thảo luận về vấn đề phát triển động cơ trực thăng, máy bay không người lái, thiết bị cảm biến và pin nhiên liệu dùng cho tàu nổi và tàu ngầm.
 Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong chuyến thăm Malaysia, lãnh đạo hai nước đã ký một hiệp định khung cam kết mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước bao gồm lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, hai bên không tiết lộ chi tiết hiệp định hợp tác quốc phòng, nhưng cần tập trung vào hệ thống mặt đất và lĩnh vực công nghệ liên quan.
Việc ký kết thỏa thuận này được dựa trên việc ký hợp đồng xuất khẩu giữa công ty FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ và công ty công nghệ quốc phòng DRB-HICOM Malaysia, thiết kế, nghiên cứu và chế tạo 257 xe thiết giáp hạng nhẹ và đảm bảo hậu cần cho lực lượng vũ trang Malaysia.
Giá trị hợp đồng này là 600 triệu USD - hợp đồng xuất khẩu lớn nhất của công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, 2 công ty từ sau những năm 1990 cũng tăng cường hợp tác sản xuất 300 xe chiến đấu thiết giáp do FNSS nghiên cứu.
Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử hợp tác lâu dài với doanh nghiệp quốc phòng châu Á. Tháng 7/2001, Thổ Nhĩ Kỳ và công ty Hàn Quốc ký một hợp đồng mua pháo tự hành trị giá 1 tỷ USD. Đây là dự án hợp tác công nghiệp quốc phòng đầu tiên lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.
Ngày 20/6/2007, Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng mua máy bay huấn luyện KT-1 do công ty công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) sản xuất. Trong giai đoạn này, KAI hy vọng có thể tham gia vào dự án máy bay chiến đấu TFX do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Nếu thành công, KAI sẽ có thể có được hợp đồng phát triển máy bay huấn luyện máy bay chiến đấu TFX.
Bằng Hữu

Bình luận(0)