Lý do tờ báo hàng đầu của Hàn Quốc đưa ra thật đơn giản: chất lượng của quân nhân Trung Quốc.
“Phần lớn quân nhân Trung Quốc toàn là những ông hoàng, bà chúa trẻ con và hư hỏng” – tờ báo viết.
Ít ai biết khả năng chiến đấu thực sự của Quân giải phóng Trung Quốc (PLA), nhưng có một thực tế là 70% quân số của họ xuất thân từ những gia - đình - một – con, và câu hỏi sẽ đặt ra là “làm thế nào để huấn luyện tốt để đội quân này không trở thành thảm kịch của cuộc chiến”.
“Tôi là một cậu con trai được nuông chiều vì tôi là đứa con duy nhất. Năm đầu tiên trong quân đội, sau một ngày tập luyện mệt nhọc, tôi chỉ biết giấu mình trong chăn và đêm nào cũng khóc vì nhớ cha mẹ và bạn gái,” – binh sĩ Sun Youpeng ở Dalian nói với tờ South China Morning Post. Chàng trai trẻ này gia nhập PLA sau khi tốt nghiệp đại học ở tuổi 22.
|
PLA huấn luyện tân binh tại Hàng Châu. |
Những bài báo trước đây đăng trên
PLA Daily cũng đã từng đề cập đến trường hợp các tân binh giả vờ “khạc ra mực đỏ” để trốn những buổi tập nặng.
Giáo sư Liu Mingfu thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia PLA trả lời tuần báo Nanfang rằng ít nhất 70 quân nhân PLA xuất thân từ gia - đình - một – con, và tỉ lệ này tăng lên 80% đối với các đơn vị chiến đấu.
Trong bản báo cáo mở gửi đến chính phủ trung ương năm 2012, ông Liu nhấn mạnh rằng “động viên đứa con trai duy nhất của các gia đình đi lính trận là điều cấm kỵ từ thời cổ đại”. Ông Liu chỉ ra các ví dụ về chính sách “một người sống sót” trong quân đội Mỹ được đưa ra sau khi 5 anh em cua gia đình Sullivan bị giết lúc chiến hạm USS Juneau chìm xuống Thái Bình Dương thời Đệ nhị thế chiến.
“Ở Nhật, lãnh đạo quân đội cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ những người con trai cả tránh những nhiệm vụ có tính rủi ro cao”, ông Liu thêm.
Antony Wong Dong - một chuyên gia quân sự ở Macau, nói rằng từ năm 1993 đã có rất nhiều quan chức quân sự ở lục địa và các nhà quan sát đã lên tiếng quan ngại về tác động của chính sách một con sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lâu dài của Trung Quốc.
“Theo qui định ngặt nghèo của luật quân sự, những binh sĩ đào ngũ sẽ bị bắn ngay tại chỗ, và ngay cả đối với các binh sĩ con một không sợ chiến đấu đi nữa thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm với gia đình của họ nếu họ chết trận hoặc trở thành thương phế binh?” – Dong đặt câu hỏi.
Sun, binh sĩ người Dalian, cho rằng các tân binh thường phải mất ít nhất 2 năm để làm quen với cuộc sống binh nghiệp thông qua các buổi khổ luyện hàng ngày và các buổi tư vấn tâm lý.
Liu cho biết quân đội đã “phát minh” ra phương pháp huấn luyện đặc biệt cho các “cậu ấm cô chiêu” nhằm gia tăng khả năng chiến đấu trong những năm vừa qua, nhưng tỉ lê quân nhân con một quá cao trong PLA vẫn là “nỗi lo chiến lược” đối với Trung Quốc trong quá trình phát triển quân đội lâu dài. Quân đội đang đối diện với sự thiếu hụt nghiêm trọng về chất lượng quân nhân trong ít nhất là một thập niên.
Chủ tịch Tập Cận Bình – người cũng là chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương, đã phát biểu trong kỳ họp của Bộ chính trị vào tháng 11 vừa rồi là nên “thả lỏng bớt chính sách một con có từ 30 năm nay bằng cách những ông bố nào là con một thì sẽ được phép đẻ con thứ hai”.
Tuy nhiên, giáo sư Ni Lexiong, chuyên gia quân sự ở Thượng Hải, cho rằng việc sửa chữa mang tính chắp vá đối với chính sách sinh đẻ cũng sẽ không giúp PLA giải quyết được vấn đề nhân lực trong 2 thập kỷ tới.
“Quân đội cần phải đợi ít nhất 20 năm cho đến khi những đứa trẻ thứ nhì trở thành người lớn” – ông nói. “Điều đó có nghĩa chúng ta không thể bước vào chiến tranh mà không có những lo ngại nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến khác, như của nhà khoa học chính trị Scott Harold của nhóm học giả Rand Corporation, không nghĩ rằng chính sách một con sẽ khiến PLA thất bại.
“Cho dù là con một hay con một đàn thì khi lâm chiến, người lính sẽ buộc phải chiến đấu để sống sót và giữ cho đồng đội mình sống sót – cho dù là có vừa đánh nhau vừa khóc đi nữa. Tôi cho rằng tham nhũng trong quân đội sẽ giữ có vai trò nguy hiểm hơn chính sách một con cho việc thành bại của quân đội”.