Chợ Thổ Tang thuộc địa phận thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là thánh địa của hàng Trung Quốc, từ thông dụng đến cao cấp. Đến khu chợ này, dân buôn có thể tìm được bất cứ loại hàng nào mình cần với giá bèo. Trong ảnh là khu chợ nhìn từ trên cao xuống với cơ sở vật chất nghèo nàn, sơ sài.Chợ Thổ Tang chính là trạm trung chuyển, là kênh phân phối hàng Trung Quốc chính từ cửa khẩu Lào Cai (Lạng Sơn) lên thẳng các tỉnh miền núi phía Bắc. Những hàng hóa này được bán cho những người dân ở vùng núi, vùng cao... Ở Thổ Tang, người ta có thể tìm thấy vô số các mặt hàng. Từ những sản phẩm cao cấp đến những sản phẩm gia dụng rẻ tiền: bột giặt, kem đánh răng, thuốc lá, rượu bia, bánh kẹo, bột ngọt, dầu gội đầu, giấy ăn... Khung cảnh mua bán ở đây diễn ra tấp nập cả ngày lẫn đêm với hàng trăm tấn hàng được vận chuyển đi mỗi ngày. Chợ Thổ Tang còn được biết đến như là "trung tâm phân phối nông sản Tàu" với phần lớn nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ đây, các loại nông sản nhập từ Trung Quốc sẽ được chuyển đi khắp các tỉnh miền núi Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu... và các chợ lớn nhỏ trong vùng. Ở chợ Thổ Tang, người mua kẻ bán không phải tìm cách đối phó
"đổi quốc tịch" cho các mặt hàng nông sản Trung Quốc. Họ bày bán công khai. Những thùng carton khoét lỗ tròn xung quanh chứa toàn hoa quả, nông sản; những bao tải bên ngoài toàn chữ Trung Quốc xếp đầy các kho hàng, tràn ra khắp vỉa hè trên phố ngoài khu vực cổng chợ. Ngoài Thổ Tang, chợ Hòa Đình (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) hàng chục năm nay được dân buôn khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc biết đến là nơi chuyên buôn nông sản nhập từ Trung Quốc. Tại khu vực chợ Hòa Đình, những kho nông sản Trung Quốc mọc san sát nhau kéo dài cả con phố. Xe tải lớn nhỏ từ khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc về lấy hàng suốt ngày đêm với khối lượng hàng xuất đi, với trung bình khoảng hơn 500 tấn mỗi ngày. Hiện giờ, nhờ vào buôn bán nông sản Trung Quốc mà nhiều hộ dân tại khu vực chợ Hòa Đình có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Một số hộ kinh doanh lớn còn sắm 2-3 chiếc xe tải loại vài chục tấn để tiện cho việc đánh hàng từ cửa khẩu về. Ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân là khu chợ đầu mối tổng hợp lớn nhất với đủ loại hàng hóa, thu hút dân buôn từ khắp các tỉnh thành đổ về đây mua hàng. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, chợ Đồng Xuân từ kinh doanh hàng thuần Việt giờ đã dần biến thành trung tâm chuyên phân phối hàng Trung Quốc.Trong chợ, hàng hóa được phân thành từng khu vực chuyên biệt rõ ràng với những gian hàng đầy ắp các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, túi xách, đồ gia dụng, đồ điện tử điện lanh... cho tới nông sản bán tràn lan trong và ngoài chợ. Theo các tiểu thương, hàng hóa trong chợ đều nhập từ Trung Quốc, hàng Việt cũng có nhưng số lượng rất ít, nhiều khi cũng chỉ là hàng giả, hàng nhái. Đa phần tiểu thương đều chuộng hàng Trung Quốc vì mẫu mã đa dạng, giá rẻ, lời cao, còn hàng Việt thường yếu về mẫu mã, giá lại đắt gấp cả chục lần. Ngoài Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (ở làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến là chợ cổ nhất Việt Nam với gần 1.000 năm tuổi. Nhưng những năm gần đây, chợ Ninh hiệp nổi tiếng sầm uất với mặt hàng vải, quần áo may sẵn của Trung Quốc với giá không thể rẻ hơn. Ở đây, ngoài những cách định lượng thông thường, người ta còn bán vải, quần áo theo ký. Người mua bán tấp nập không chỉ ở chợ chính mà còn cả trên dọc con đường dẫn vào chợ dài ngót cây số. Tiểu thương của các chợ truyền thống, các shop thời trang ở Hà Nội cũng lấy hàng từ chợ này.
Chợ Móng Cái nằm ở trung tâm huyện Móng Cái, Quảng Ninh được coi như là bản sao của chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Nơi đây chủ yếu bán buôn các mặt hàng quần áo may sẵn, còn lại là đồ kim khí, máy móc thiết bị, đồ gia dụng...
Mỗi quầy hàng thường có 2 người bán, một người Việt, một người Trung Quốc. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam hoặc nhân dân tệ Trung Quốc đều được. Có đến 90% hàng hóa bán tại các chợ là hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) là khu chợ sát biên giới Trung Quốc, cách thành phố Lạng Sơn 30 km, quy mô khá đồ sộ, bày bán đủ mọi thứ...
Chợ Thổ Tang thuộc địa phận thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là thánh địa của hàng Trung Quốc, từ thông dụng đến cao cấp. Đến khu chợ này, dân buôn có thể tìm được bất cứ loại hàng nào mình cần với giá bèo. Trong ảnh là khu chợ nhìn từ trên cao xuống với cơ sở vật chất nghèo nàn, sơ sài.
Chợ Thổ Tang chính là trạm trung chuyển, là kênh phân phối hàng Trung Quốc chính từ cửa khẩu Lào Cai (Lạng Sơn) lên thẳng các tỉnh miền núi phía Bắc.
Những hàng hóa này được bán cho những người dân ở vùng núi, vùng cao...
Ở Thổ Tang, người ta có thể tìm thấy vô số các mặt hàng. Từ những sản phẩm cao cấp đến những sản phẩm gia dụng rẻ tiền: bột giặt, kem đánh răng, thuốc lá, rượu bia, bánh kẹo, bột ngọt, dầu gội đầu, giấy ăn...
Khung cảnh mua bán ở đây diễn ra tấp nập cả ngày lẫn đêm với hàng trăm tấn hàng được vận chuyển đi mỗi ngày.
Chợ Thổ Tang còn được biết đến như là "trung tâm phân phối nông sản Tàu" với phần lớn nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ đây, các loại nông sản nhập từ Trung Quốc sẽ được chuyển đi khắp các tỉnh miền núi Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu... và các chợ lớn nhỏ trong vùng.
Ở chợ Thổ Tang, người mua kẻ bán không phải tìm cách đối phó
"đổi quốc tịch" cho các mặt hàng nông sản Trung Quốc. Họ bày bán công khai. Những thùng carton khoét lỗ tròn xung quanh chứa toàn hoa quả, nông sản; những bao tải bên ngoài toàn chữ Trung Quốc xếp đầy các kho hàng, tràn ra khắp vỉa hè trên phố ngoài khu vực cổng chợ.
Ngoài Thổ Tang, chợ Hòa Đình (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) hàng chục năm nay được dân buôn khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc biết đến là nơi chuyên buôn nông sản nhập từ Trung Quốc.
Tại khu vực chợ Hòa Đình, những kho nông sản Trung Quốc mọc san sát nhau kéo dài cả con phố. Xe tải lớn nhỏ từ khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc về lấy hàng suốt ngày đêm với khối lượng hàng xuất đi, với trung bình khoảng hơn 500 tấn mỗi ngày.
Hiện giờ, nhờ vào buôn bán nông sản Trung Quốc mà nhiều hộ dân tại khu vực chợ Hòa Đình có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Một số hộ kinh doanh lớn còn sắm 2-3 chiếc xe tải loại vài chục tấn để tiện cho việc đánh hàng từ cửa khẩu về.
Ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân là khu chợ đầu mối tổng hợp lớn nhất với đủ loại hàng hóa, thu hút dân buôn từ khắp các tỉnh thành đổ về đây mua hàng. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, chợ Đồng Xuân từ kinh doanh hàng thuần Việt giờ đã dần biến thành trung tâm chuyên phân phối hàng Trung Quốc.
Trong chợ, hàng hóa được phân thành từng khu vực chuyên biệt rõ ràng với những gian hàng đầy ắp các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, túi xách, đồ gia dụng, đồ điện tử điện lanh... cho tới nông sản bán tràn lan trong và ngoài chợ.
Theo các tiểu thương, hàng hóa trong chợ đều nhập từ Trung Quốc, hàng Việt cũng có nhưng số lượng rất ít, nhiều khi cũng chỉ là hàng giả, hàng nhái. Đa phần tiểu thương đều chuộng hàng Trung Quốc vì mẫu mã đa dạng, giá rẻ, lời cao, còn hàng Việt thường yếu về mẫu mã, giá lại đắt gấp cả chục lần.
Ngoài Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (ở làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến là chợ cổ nhất Việt Nam với gần 1.000 năm tuổi. Nhưng những năm gần đây, chợ Ninh hiệp nổi tiếng sầm uất với mặt hàng vải, quần áo may sẵn của Trung Quốc với giá không thể rẻ hơn.
Ở đây, ngoài những cách định lượng thông thường, người ta còn bán vải, quần áo theo ký. Người mua bán tấp nập không chỉ ở chợ chính mà còn cả trên dọc con đường dẫn vào chợ dài ngót cây số.
Tiểu thương của các chợ truyền thống, các shop thời trang ở Hà Nội cũng lấy hàng từ chợ này.
Chợ Móng Cái nằm ở trung tâm huyện Móng Cái, Quảng Ninh được coi như là bản sao của chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Nơi đây chủ yếu bán buôn các mặt hàng quần áo may sẵn, còn lại là đồ kim khí, máy móc thiết bị, đồ gia dụng...
Mỗi quầy hàng thường có 2 người bán, một người Việt, một người Trung Quốc. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam hoặc nhân dân tệ Trung Quốc đều được.
Có đến 90% hàng hóa bán tại các chợ là hàng tiêu dùng của Trung Quốc.
Chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) là khu chợ sát biên giới Trung Quốc, cách thành phố Lạng Sơn 30 km, quy mô khá đồ sộ, bày bán đủ mọi thứ...