Hãng hàng không Air Asia thuộc quyền quản lý của doanh nhân Malaysia Tony Fernandes. Ông Fernandes còn là chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Queen’s Park Rangers và ông chủ chuỗi khách sạn giá rẻ Tune.
Với một giấc mơ đã có từ thuở nhỏ, một chút cảm hứng từ tỷ phú Anh Richard Branson – người điều hành hãng hàng không Virgin, ông Tony Fernandes (ảnh) đã gây dựng Air Asia hết sức thành công.
Sinh ra ở Kuala Lumpur vào năm 1964, Fernandes nhập học tại một trường nội trú ở Epsom, Surrey, trước khi theo học tại Trường Kinh tế London. Học theo Branson, ông cũng bắt đầu từ ngành công nghiệp âm nhạc, làm việc cho Virgin sau khi tốt nghiệp.
Vào năm 2001, ở tuổi 37, ông dấn thân vào ngành hàng không bằng việc mua lại Air Asia với chỉ 1 ringgit (tức khoảng 0,2 USD) cùng với khối nợ lớn mà hãng này đã phải gánh chịu. Theo tạp chí Forbes, tổng giá trị tài sản cá nhân mà ông có lên đến khoảng 620 triệu USD. Vào năm 2011, ông được phong tặng huân chương danh giá nhất nước Anh CBE.
Cách tạo dựng thương hiệu của Air Asia có phần giống với Virgin của Branson, từ màu sắc cho đến phông chữ. Tuy nhiên không lâu sau khi được Fernandes mua lại, đội máy bay của Air Asia đã mở rộng rất nhanh về số lượng.
Chỉ một năm sau, doanh nhân này đã giúp Air Asia có lãi và bắt đầu kế hoạch lấn sân ra toàn châu Á. Trong vòng 1 thập kỷ, Air Asia đã vận chuyển mỗi năm hơn 30 triệu hành khách.
Sự khác biệt từ các hãng hàng không trong khu vực châu Á vào thời điểm này là tập trung vào du khách giàu có. Trong khi đó, Air Asia lại đặt mục tiêu chiến lược đến hàng tỷ người châu Á còn lại, những người chưa từng di chuyển bằng máy bay bởi vì giá vé cao. Với việc tung ra loạt vé máy bay giá rẻ, Air Asia đã xây dựng thành công khẩu hiệu “Now everyone can fly” (Giờ đây ai cũng có thể bay).
Mục tiêu xây dựng hãng hàng không giá rẻ, Air Asia đã thực sự thành công trong kinh doanh. Các biện pháp cắt giảm chi phí bao gồm việc sử dụng duy nhất một loại máy bay, bán vé trực tuyến qua mạng để loại bỏ các đại lý du lịch hoa hồng, bán đồ ăn thức uống trên máy bay nếu hành khách có nhu cầu, giảm thời gian quay vòng máy bay trên mặt đất và đảm bảo các chuyến bay hoạt động thường xuyên.
Sau khi được tái cơ cấu lại, Air Asia đã tạo nên mạng bay năng động bậc nhất khu vực với 100 điểm đến thuộc 22 quốc gia. Các công ty con của hãng gồm Thai Air Asia, Indonesia Air Asia, Philippines Air Asia, Air Asia Zest và Air Asia India đặt tại các quốc gia châu Á lân cận. Ngoài ra, hãng mới mở thêm Air Asia X tập trung vào các chuyến bay dài.
Hiện nay, phi đội bay của Air Asia sở hữu 170 chiếc máy bay, đang đặt hàng thêm 322 chiếc. Năm 2007, tờ The New York Times miêu tả Air Asia là người tiên phong của hàng không giá rẻ châu Á.
Trong lịch sử hoạt động của mình, AirAsia chưa bao giờ gặp phải sự cố hàng không lớn nào cho đến khi một chiếc máy bay của hãng mất tích sáng 28/12 vừa qua.
Chuyến bay QZ 8501 mất tích chở theo 155 hành khách, 2 phi công, 1 kỹ sư máy bay và 4 thành viên phi hành đoàn. Sau 41 phút bay tính từ lúc cất cánh, Trạm Kiểm soát không lưu Indonesia đã mất liên lạc với chuyến bay QZ 8501. Hiện công cuộc tìm kiếm máy bay Air Asia mất tích vẫn đang được tiến hành.
Hãng hàng không Air Asia thuộc quyền quản lý của doanh nhân Malaysia Tony Fernandes. Ông Fernandes còn là chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Queen’s Park Rangers và ông chủ chuỗi khách sạn giá rẻ Tune.
Với một giấc mơ đã có từ thuở nhỏ, một chút cảm hứng từ tỷ phú Anh Richard Branson – người điều hành hãng hàng không Virgin, ông Tony Fernandes (ảnh) đã gây dựng Air Asia hết sức thành công.
Sinh ra ở Kuala Lumpur vào năm 1964, Fernandes nhập học tại một trường nội trú ở Epsom, Surrey, trước khi theo học tại Trường Kinh tế London. Học theo Branson, ông cũng bắt đầu từ ngành công nghiệp âm nhạc, làm việc cho Virgin sau khi tốt nghiệp.
Vào năm 2001, ở tuổi 37, ông dấn thân vào ngành hàng không bằng việc mua lại Air Asia với chỉ 1 ringgit (tức khoảng 0,2 USD) cùng với khối nợ lớn mà hãng này đã phải gánh chịu. Theo tạp chí Forbes, tổng giá trị tài sản cá nhân mà ông có lên đến khoảng 620 triệu USD. Vào năm 2011, ông được phong tặng huân chương danh giá nhất nước Anh CBE.
Cách tạo dựng thương hiệu của Air Asia có phần giống với Virgin của Branson, từ màu sắc cho đến phông chữ. Tuy nhiên không lâu sau khi được Fernandes mua lại, đội máy bay của Air Asia đã mở rộng rất nhanh về số lượng.
Chỉ một năm sau, doanh nhân này đã giúp Air Asia có lãi và bắt đầu kế hoạch lấn sân ra toàn châu Á. Trong vòng 1 thập kỷ, Air Asia đã vận chuyển mỗi năm hơn 30 triệu hành khách.
Sự khác biệt từ các hãng hàng không trong khu vực châu Á vào thời điểm này là tập trung vào du khách giàu có. Trong khi đó, Air Asia lại đặt mục tiêu chiến lược đến hàng tỷ người châu Á còn lại, những người chưa từng di chuyển bằng máy bay bởi vì giá vé cao. Với việc tung ra loạt vé máy bay giá rẻ, Air Asia đã xây dựng thành công khẩu hiệu “Now everyone can fly” (Giờ đây ai cũng có thể bay).
Mục tiêu xây dựng hãng hàng không giá rẻ, Air Asia đã thực sự thành công trong kinh doanh. Các biện pháp cắt giảm chi phí bao gồm việc sử dụng duy nhất một loại máy bay, bán vé trực tuyến qua mạng để loại bỏ các đại lý du lịch hoa hồng, bán đồ ăn thức uống trên máy bay nếu hành khách có nhu cầu, giảm thời gian quay vòng máy bay trên mặt đất và đảm bảo các chuyến bay hoạt động thường xuyên.
Sau khi được tái cơ cấu lại, Air Asia đã tạo nên mạng bay năng động bậc nhất khu vực với 100 điểm đến thuộc 22 quốc gia. Các công ty con của hãng gồm Thai Air Asia, Indonesia Air Asia, Philippines Air Asia, Air Asia Zest và Air Asia India đặt tại các quốc gia châu Á lân cận. Ngoài ra, hãng mới mở thêm Air Asia X tập trung vào các chuyến bay dài.
Hiện nay, phi đội bay của Air Asia sở hữu 170 chiếc máy bay, đang đặt hàng thêm 322 chiếc. Năm 2007, tờ The New York Times miêu tả Air Asia là người tiên phong của hàng không giá rẻ châu Á.
Trong lịch sử hoạt động của mình, AirAsia chưa bao giờ gặp phải sự cố hàng không lớn nào cho đến khi một chiếc máy bay của hãng mất tích sáng 28/12 vừa qua.
Chuyến bay QZ 8501 mất tích chở theo 155 hành khách, 2 phi công, 1 kỹ sư máy bay và 4 thành viên phi hành đoàn. Sau 41 phút bay tính từ lúc cất cánh, Trạm Kiểm soát không lưu Indonesia đã mất liên lạc với chuyến bay QZ 8501. Hiện công cuộc tìm kiếm máy bay Air Asia mất tích vẫn đang được tiến hành.