Ta đang dạy trẻ con tính đố kị hẹp hòi?

Google News


Một đứa bé tuổi mầm non mà bị đóng đinh vào nhận thức rằng cứ giàu là tồi tệ, xấu xa… thì quá máy móc, cứng nhắc và thiếu nhân bản.

Một đứa bé tuổi mầm non mà bị đóng đinh vào nhận thức rằng cứ giàu là tồi tệ, xấu xa… thì quá máy móc, cứng nhắc và thiếu nhân bản.

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích gây tranh cãi gần đây
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích gây tranh cãi gần đây
Hôm rồi khi đọc truyện cho cháu nghe, tôi giật mình thấy mấy truyện đều có mô típ kẻ giàu sang thì tham lam, hèn mạt, độc ác; ngược lại, người nghèo bao giờ cũng tốt và cuối cùng chiến thắng kẻ giàu sang để có cuộc sống hạnh phúc.
 
Tôi tự trách mình sao vô tình tới mức vô duyên khi chọn sách có mô típ đơn điệu thế. Tai hại hơn, nó còn gieo vào lòng con trẻ suy nghĩ trên đời này giàu đồng nghĩa với độc ác, giàu là do dùng mưu ma chước quỷ chứ không phải do trí tuệ và lao động lương thiện mà nên.

Tôi không am hiểu lĩnh vực văn học nên không dám bàn sâu, chỉ băn khoăn nguyên gốc của các câu chuyện cổ tích ấy đúng là như vậy hay các sáng tác dân gian đã hư cấu để lồng vào đó yếu tố giai cấp.
Tự cổ xưa, triết học Phương Đông đã rất biện chứng khi đưa ra biểu tượng âm dương. Nó thể hiện quy luật bản chất và quan hệ giữa các thành tố: trong âm có dương trong dương có âm, âm dương gắn bó mật thiết, vận động và chuyển hóa cho nhau. Trong một con người được coi là thiện vẫn tiềm tàng cái ác và ngược lại.

Một đứa bé tuổi mầm non mà bị đóng đinh vào nhận thức rằng cứ giàu là tồi tệ, xấu xa… thì quá máy móc, cứng nhắc và thiếu nhân bản. Nguy hại hơn, nó làm hỏng phương pháp tư duy của con trẻ.

Trong thế giới phẳng, nhiều đứa trẻ sinh ra sau năm 2000 sẽ trở thành công dân toàn cầu. Và biết đâu đấy là xu thế tất yếu cho sự tồn tại? Vì thế các cháu phải có cái nhìn cởi mở và thoáng đãng.

Để sống trong thế giới ấy, con cháu chúng ta không chỉ tuân thủ cái đơn nhất mà còn phải biết chấp nhận cái đa dạng; chúng không thể mãi mãi thân phận làm thuê mà phải có ước mơ làm chủ... Cái quá khứ nực cười (thời bố mẹ ông bà chúng) rằng, hễ ai tóc phi dê, quần phăng, xức nước hoa, biết ăn ngon… là bọn tiểu tư sản đáng ghét, phải được gột rửa.

Hiện nay chẳng mấy người còn suy nghĩ ấy, nhưng cũng không nên chủ quan. Cách giáo dục áp đặt thay vì đàm phán để cùng đi tới sự nhất trí là một dị bản; giáo dục bằng hình mẫu cũng là một dị bản nữa... Kiểu giáo dục này cho dù ít nhiều có tác dụng ở một thời kỳ nhất định nhưng không phải không có hạn chế, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Tôi thích câu: “Bạn có thể trở thành bất kỳ ai”, tiếc rằng câu này chưa phổ biến trong trường học Việt Nam. Ngược lại, về các miền sơn cước, gặp học sinh thiểu số hỏi, sau này làm gì, cháu nào cũng thưa muốn trở thành cô giáo hoặc bộ đội.

Chốn thâm sơn cùng cốc, các em biết nhiều nhất về hai hình tượng ấy nên coi như thần tượng cũng là điều dễ hiểu. Nhưng ở đây muốn nói rằng, nếu không cho trẻ nhìn sự vật hiện tượng một cách đa diện, đa chiều thì tư duy của chúng sẽ nghèo nàn, tất sinh đố kị và định kiến.

Nước Mỹ giàu có và tiên tiến nhưng các bộ phận của chiếc máy bay Boeing vẫn được chế tạo ở nhiều quốc gia. Không phải nước Mỹ không làm được mà họ biết tận dụng ưu thế của người khác để dẫn tới thành công.

Còn chúng ta, từng cá nhân thực hiện một việc còn tàm tạm, hễ tham gia đông người là rất dễ hỏng. Bởi mỗi người Việt có cái TÔI to đùng mà ít khi đếm xỉa đến cái TA, khác hẳn với quan điểm, “bạn là bạn, tôi là tôi và cả hai làm nên chúng ta.” Cái TÔI không biết hòa cùng cái chung ấy suy cho cùng là do đố kị và định kiến mà ra.

Theo Ngô Thiệu Phong (VOV News)

Bình luận(1)

Minh Hiền

Nguyễn Văn Phượng

Tôi nhất trí với quan điểm cùa bạn đã trình bày ở trên.Theo tôi trong dạy học người thầy cần chuẩn bi kỹ trước mọi vấn đề cần giải quyết trong tiết học.Tại sao bạn không đọc kỹ câu chuyện ấy trước khi đọc cho các cháu nghe.Lỗi này thuộc về bạn chứ không phải thuộc về tác giả của tác phẩm ấy.Câu chuyện bạn nêu lên biết đâu tác giả cố tình để thiếu mất một vế đó là sự làm giàu chân chính bằng trí tuệ,năng lực vốn có chứ không phải vì cậy thế,lưu manh,xảo trá,thời phong kiến nhân dân ta thường ta thán:"Con ơi ! Mẹ bảo con này cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan".Vấn đề là bạn phải hướng dẫn người học biết phân tích,đánh giá về vấn đề được nêu; từ đó hình thành cho người học một thái độ,một nhân sinh quan đúng đắn.Vấn đề này chỉ nên đặt ra đối với HS bậc trung học chứ không phải đối với các cháu ,nói theo ngôn ngữ dân gian: Đầu óc trẻ thơ như trang giấy trắng...Trong dạy học, nếu không cẩn thận chúng ta không chỉ đóng vào đầu óc trẻ một cái đinh mà có thể hàng ngàn cái đinh đáng tiếc.