Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không phải là một ngôi chùa bề thế, có kiến trúc đặc biệt hoặc có cảnh quan đẹp. Tuy vậy, ngôi chùa này vẫn nổi tiếng khắp Việt Nam...
Điều làm nên sự độc đáo của ngôi chùa chính là hàng nghìn pho tượng được nặn bằng đất sét rất sinh động bài trí bên trong chùa.
Các bức tượng ở đây thể hiện hình ảnh các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần... theo đặc trưng tín ngưỡng ở Nam Bộ.
Các loại linh thú cũng là một chủ đề quan trọng. Một trong số các tác phẩm ấn tượng nhất là pho tượng "Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận" có đến 1.000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị thần ngự.
Sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa.
Tất cả các tác phẩm được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng. Tác giả của chúng là nghệ nhân - cư sĩ Ngô Kim Tòng, Ông đã làm ra các bức tượng trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí, bằng sự đam mê và trí tưởng tượng chứ không qua bất cứ trường lớp nào.
Vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý. Bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật đất sét, chùa Đất Sét cũng nổi tiếng với những cặp nến khổng lồ được chế tác cầu kỳ...
Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt.
Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không phải là một ngôi chùa bề thế, có kiến trúc đặc biệt hoặc có cảnh quan đẹp. Tuy vậy, ngôi chùa này vẫn nổi tiếng khắp Việt Nam...
Điều làm nên sự độc đáo của ngôi chùa chính là hàng nghìn pho tượng được nặn bằng đất sét rất sinh động bài trí bên trong chùa.
Các bức tượng ở đây thể hiện hình ảnh các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần... theo đặc trưng tín ngưỡng ở Nam Bộ.
Các loại linh thú cũng là một chủ đề quan trọng.
Một trong số các tác phẩm ấn tượng nhất là pho tượng "Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận" có đến 1.000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị thần ngự.
Sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa.
Tất cả các tác phẩm được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.
Tác giả của chúng là nghệ nhân - cư sĩ Ngô Kim Tòng, Ông đã làm ra các bức tượng trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí, bằng sự đam mê và trí tưởng tượng chứ không qua bất cứ trường lớp nào.
Vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý.
Bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật đất sét, chùa Đất Sét cũng nổi tiếng với những cặp nến khổng lồ được chế tác cầu kỳ...
Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt.