Thảm kịch MH17 và Mỹ bắn rơi Iran Air 665 cho thấy gì?

Google News

(Kiến Thức) - Dư luận quốc tế đã có những so sánh cũng như rút ra các vấn đề còn khúc mắc trong hai thảm kịch máy bay MH17 và Iran Air 665.

Bài viết của nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh, ĐH Georgetown Paul R. Pillar đăng trên tờ National Interest. Trong bài viết của mình, ông Paul R. Pillar đã có những so sánh giữa thảm nạn MH17 và thảm kịch Mỹ bắn rơi Iran Air 665.
Dưới đây là nội dung bài viết do Kiến Thức lược dịch:
Mỹ không nên sử dụng MH17 để làm lợi cho mình
Vụ máy bay MH17 bị bắn rơi trên vùng trời thuộc khu vực do quân ly khai đông Ukraine kiểm soát vào ngày 17/7 làm người ta liên tưởng đến một vụ việc tương tự trước đó: vụ máy bay Airbus A300 mang số hiệu chuyến bay 665 của Iran Air bị bắn hạ bởi một tên lửa từ tàu tuần dương USS Vincennes của Hải quân Mỹ ngày 3/7/1988, làm toàn bộ 290 hành khách thiệt mạng. 
Tàu tuần dương USS Vincennes có mặt tại vùng Vịnh Ba Tư như một phần của hoạt động quân sự của Mỹ ở giai đoạn sau của cuộc chiến Iran-Iraq. Sự xuất hiện của nó đã gây ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng hóa đến và đi tới các nước Ả Rập, phía nam vùng Vịnh. Lực lượng hải quân Mỹ và Iran đã đụng độ nhau nhiều tháng trời trước khi xảy ra vụ bắn hạ. Thủy thủ đoàn Vincennes lầm tưởng chiếc máy bay trên radar của họ là một chiến đấu cơ F-14 của Iran sắp tấn công tàu của họ.
 Hiện trường vụ tai nạn máy bay MH17.
Trong khi đó, một số dấu hiệu cho thấy, vụ bắn hạ máy bay Malaysia là một trường hợp nhầm lẫn tương tự như vụ bắn máy bay Iran năm xưa. Nhiều nguồn tin từ phía Nga cũng như Mỹ đều cho rằng đây là một vụ bắn nhầm. Trong khi phía Mỹ thì cho rằng đây là do Tự vệ Donetsk bắn nhầm với máy bay chiến đấu của Ukraine thì phía Nga cho rằng Phòng không Ukraine đã bắn nhầm trong khi huấn luyện. 
Một trong những suy nghĩ đầu tiên mà hai sự cố bi thảm này gợi ra là: Mỹ, chứ không phải bất kỳ một lực lượng nào khác, là bên quyết định vận mệnh trong những hoàn cảnh như vậy. Quay trở lại vụ bắn hạ máy bay Iran năm 1988, chính những lính Hải quân Mỹ được đào tạo bài bản lại mắc sai lầm nghiêm trọng khi nhầm lẫn giữa hai loại máy bay: dân sự và quân sự.
Tóm lại, tai nạn hay số phận chắc chắn không thể là lời biện hộ cho những gì đã xảy ra trên bầu trời miền đông Ukraine vào ngày định mệnh đó được. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đánh giá hành vi của quân ly khai miền đông cũng như Quân đội Ukraine trên một cơ sở mà không phụ thuộc vào những tai nạn kiểu như vậy.
Tổng thống Obama đã nói về vụ rơi máy bay của Malaysia Airlines là một "lời cảnh tỉnh". Có thể chấp nhận được việc nhắc đến một sự kiện như vậy theo cách này để cố gắng kêu gọi sự hợp tác lớn hơn từ những nước khác. Tuy nhiên, nước Mỹ cần phân biệt rõ rằng, việc dựa vào một sự kiện tình cờ để thuyết phục người khác hỗ trợ chính sách của mình khác hoàn toàn so những sự phân tích khoa học và không có cảm tính. Điều này là cần thiết để xây dựng một chính sách hiệu quả và đáng tin cậy.
Tất nhiên có rất nhiều sự khác biệt, trong hoàn cảnh xung quanh hai sự kiện bi thảm. Sự kiện tại vùng Vịnh không có một sự liên quan tới một bên khác, như chính phủ Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thấy gì qua việc Mỹ bắn rơi Iran Air 665
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sự khác biệt nào để bác bỏ sự so sánh giữa hai vụ việc, chúng ta nên lưu ý một số đặc điểm khác trong tai nạn xảy ra vào năm 1988. Trong cuộc chiến Iran-Iraq, chính Mỹ đã can thiệp vào giúp chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein của Iraq, bên động thủ trước trong cuộc chiến đó. 
Một máy bay của hãng hàng không Iran Air.
Về mặt chiến thuật, rất khó để tìm thấy căn cứ để tha thứ cho những gì các thủy thủ Vincennes đã làm, mặc dù những căng thẳng tại thời gian và địa điểm khi đó có liên quan. Tại thời điểm vụ việc xảy ra, máy bay đang bay trên một tuyến đường bay thương mại đến Dubai và phát ra tất cả các tín hiệu thích hợp để nhận dạng. Độ cao của nó cũng đang tăng lên, chứ không phải hạ thấp tại thời điểm bị tưởng nhầm là chiến đấu cơ F-14. Các tàu Mỹ khu vực quanh đó đã không xác định nó là quân địch. Máy bay đang ở trong không phận Iran, và tàu Vincennes nằm trong vùng lãnh hải của Iran.
Phản ứng của Mỹ về sự cố tại vùng Vịnh có thể cung cấp một góc độ để nhìn vào cách những nước khác đã phản ứng với những sự cố tương tự. Bắn rơi máy bay Iran Air 655 đã không được Mỹ nhìn nhận như một vết đen trong lịch sử quân đội nước này. Mỹ không bao giờ đưa ra một lời xin lỗi chính thức, dù họ có bồi thường tiền và bày tỏ sự hối tiếc cho số thường dân thiệt mạng. Sự nghiệp của thuyền trưởng tàu Vincennes không bị ảnh hưởng. Ông ta đã được Chính phủ Mỹ trao tặng huân chương cho những cống hiến trong thời gian thời gian làm thuyền trưởng tàu USS Vincennes bất chấp chuyện 290 thường dân vô tội đã tử nạn trong thời gian ông ta chỉ huy tàu này.
Mỹ cũng có thể sử dụng cảm xúc mạnh mẽ của họ về vụ bắn rơi Malaysia Airlines Flight 17 để hiểu được phần nào cách những nước khác xem nhìn nhận tai nạn do Mỹ gây ra, dù đó có được xem là tai nạn hay không. Cách diễn giải hành động bắn rơi máy bay Iran Air 655 ngày đó, và có lẽ cả bây giờ, vẫn là do cố ý. Trong bối cảnh của vụ việc, Iran nhận thấy rằng, máy bay 665 bị bắn rơi không phải là một tai nạn. Vụ việc đó, cùng với những dấu hiệu khác mà Iran coi là ý đồ xấu của Mỹ, giúp giải thích lý do tại sao nhiều người Iran vẫn coi Washington là kẻ thù và không đáng tin cậy.
Quang Nguyên

Bình luận(1)

Minh Hiền

Ngọc

Biết bao người VN đang bị ảnh hưởng chất độc do Mỹ gây nên, bây giờ phải làm thế nào, hay ta ca gợi Mỹ nhân quyền...