Ngày 21/11: Người biểu tình Ukraine rầm rộ xuống đường biểu tình sau khi chính phủ Tổng thống Viktor Yanukovych thông báo từ bỏ một thỏa thuận thương mại giúp tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu vì không muốn làm Nga mếch lòng.
Ngày 1/12: Cuộc biểu tình chống chính phủ thu hút khoảng 300.000 người tại thủ đô Kiev. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại Kiev kể từ Cách mạng Cam năm 2004.
Ngày 1/12: Người biểu tình chống chính phủ chiếm Tòa thị chính ở Kiev.
Ngày 17/12: Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tuyên bố, Moscow sẽ mua khoảng 15 tỷ USD trái phiếu chính phủ Ukraine và giảm giá mạnh khí đốt xuất khẩu cho Ukraine. Điều này càng khiến người biểu tình chống chính phủ bất mãn và phẫn nộ. Khủng hoảng Ukraine bước vào giai đoạn leo thang thành bạo lực.
Ngày 22/1: 2 người biểu tình chết trong một cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động. Đây là những trường hợp thiệt mạng đầu tiên trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngày 28/1: Thủ tướng Ukraine từ chức và Quốc hội bãi bỏ luật chống biểu tình khắt khe mới dẫn tới bạo lực một tuần trước đó. Đây là 2 bước nhượng bộ của chính phủ đối với phe đối lập nhằm mục đích xoa dịu cuộc khủng hoảng.
Ngày 16/2: Phe đối lập tuyên bố chấm dứt chiếm đóng Tòa thị chính ở Kiev để đổi lại việc chính phủ phóng tích 234 người biểu tình bị bắt giam trước đó. Cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 18/2: Tuy nhiên, ngay sau đó bạo lực lại bùng phát trở lại. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động khiến ít nhất 26 người thiệt mạng, trong đó có 10 sĩ quan cảnh sát và hàng trăm người khác bị thương.
Ngày 20/2: Bạo lực bắt đầu khi người biểu tình được trang bị bom xăng, hơi cay... tấn công cảnh sát. Trong khi đó, cảnh sát chống bạo động nỗ lực tìm cách đẩy người biểu tình ra khỏi Quảng trường Độc lập.
Ngày 22/2: Quốc hội Ukraine quyết định phóng thích cựu Thủ tướng Ukraine, Yulia Tymoshenko - lãnh đạo phe đối lập.
Cùng ngày (22/2): Quốc hội Ukraine ra quyết định phế truất Tổng thống Yanukovych.
Ngày 22/2: Một người đàn ông bị cáo buộc là lính bắn tỉa bị người biểu tình chống chính phủ đánh hội đồng ở Kiev. Nhiều quan chức chính thuộc quyền Tổng thống Yanukovych và những người ủng hộ chính phủ cũng bị đánh.
25/2: Quốc hội Ukraine đưa ông Olexandr Turchynov lên làm Tổng thống tạm quyền. Trong ảnh ông Olexandr Turchynov (kiêm chức Chủ tịch Quốc hội) phát biểu trong một phiên họp tại Kiev.
Ngày 27/2: Các tay súng đeo mặt nạ chiếm trụ sở Quốc hội và các tòa nhà chính phủ ở Khu tự trị Crimea. Tổng thống Yanukovych được cấp tị nạn tại Nga .
Ngày 28/2: Các tay súng giấu mặt chiếm các vị trí chiến lược trên bán đảo Crimean. Chính phủ mới ở Ukraine cáo buộc đây là các lực lượng Nga đã "xâm lược" vũ trang vào Crimea.
Ngày 4/3: Các tay súng không rõ thuộc lực lượng nào nổ súng cảnh cáo quân đội Ukraine tại căn cứ không quân Belbek, Crimea. Đây là những phát súng đầu tiên tại Khu tự trị.
Ngày 6/3: Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine nhất trí sẽ gia nhập nước Nga. Khi kết quả này được công bố rộng rãi, những người dân đứng bên ngoài tòa nhà Quốc hội đã rất vui mừng và hô vang “Nước Nga”.
Ngày 21/11: Người biểu tình Ukraine rầm rộ xuống đường biểu tình sau khi chính phủ Tổng thống Viktor Yanukovych thông báo từ bỏ một thỏa thuận thương mại giúp tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu vì không muốn làm Nga mếch lòng.
Ngày 1/12: Cuộc biểu tình chống chính phủ thu hút khoảng 300.000 người tại thủ đô Kiev. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại Kiev kể từ Cách mạng Cam năm 2004.
Ngày 1/12: Người biểu tình chống chính phủ chiếm Tòa thị chính ở Kiev.
Ngày 17/12: Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tuyên bố, Moscow sẽ mua khoảng 15 tỷ USD trái phiếu chính phủ Ukraine và giảm giá mạnh khí đốt xuất khẩu cho Ukraine. Điều này càng khiến người biểu tình chống chính phủ bất mãn và phẫn nộ. Khủng hoảng Ukraine bước vào giai đoạn leo thang thành bạo lực.
Ngày 22/1: 2 người biểu tình chết trong một cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động. Đây là những trường hợp thiệt mạng đầu tiên trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngày 28/1: Thủ tướng Ukraine từ chức và Quốc hội bãi bỏ luật chống biểu tình khắt khe mới dẫn tới bạo lực một tuần trước đó. Đây là 2 bước nhượng bộ của chính phủ đối với phe đối lập nhằm mục đích xoa dịu cuộc khủng hoảng.
Ngày 16/2: Phe đối lập tuyên bố chấm dứt chiếm đóng Tòa thị chính ở Kiev để đổi lại việc chính phủ phóng tích 234 người biểu tình bị bắt giam trước đó. Cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 18/2: Tuy nhiên, ngay sau đó bạo lực lại bùng phát trở lại. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động khiến ít nhất 26 người thiệt mạng, trong đó có 10 sĩ quan cảnh sát và hàng trăm người khác bị thương.
Ngày 20/2: Bạo lực bắt đầu khi người biểu tình được trang bị bom xăng, hơi cay... tấn công cảnh sát. Trong khi đó, cảnh sát chống bạo động nỗ lực tìm cách đẩy người biểu tình ra khỏi Quảng trường Độc lập.
Ngày 22/2: Quốc hội Ukraine quyết định phóng thích cựu Thủ tướng Ukraine, Yulia Tymoshenko - lãnh đạo phe đối lập.
Cùng ngày (22/2): Quốc hội Ukraine ra quyết định phế truất Tổng thống Yanukovych.
Ngày 22/2: Một người đàn ông bị cáo buộc là lính bắn tỉa bị người biểu tình chống chính phủ đánh hội đồng ở Kiev. Nhiều quan chức chính thuộc quyền Tổng thống Yanukovych và những người ủng hộ chính phủ cũng bị đánh.
25/2: Quốc hội Ukraine đưa ông Olexandr Turchynov lên làm Tổng thống tạm quyền. Trong ảnh ông Olexandr Turchynov (kiêm chức Chủ tịch Quốc hội) phát biểu trong một phiên họp tại Kiev.
Ngày 27/2: Các tay súng đeo mặt nạ chiếm trụ sở Quốc hội và các tòa nhà chính phủ ở Khu tự trị Crimea. Tổng thống Yanukovych được cấp tị nạn tại Nga .
Ngày 28/2: Các tay súng giấu mặt chiếm các vị trí chiến lược trên bán đảo Crimean. Chính phủ mới ở Ukraine cáo buộc đây là các lực lượng Nga đã "xâm lược" vũ trang vào Crimea.
Ngày 4/3: Các tay súng không rõ thuộc lực lượng nào nổ súng cảnh cáo quân đội Ukraine tại căn cứ không quân Belbek, Crimea. Đây là những phát súng đầu tiên tại Khu tự trị.
Ngày 6/3: Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine nhất trí sẽ gia nhập nước Nga. Khi kết quả này được công bố rộng rãi, những người dân đứng bên ngoài tòa nhà Quốc hội đã rất vui mừng và hô vang “Nước Nga”.