1. Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk: Đứng đầu chính phủ mới Ukraine là thủ lĩnh phe đối lập Arseniy Yatsenyuk, một trong ba nhà lãnh đạo nổi bật nhất của các cuộc biểu tình đường phố, lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych. Ông Yatsenyuk mới 39 tuổi và từng giữ các chức vụ như ngoại trưởng, bộ trưởng kinh tế, phó chủ tịch ngân hàng trung ương…
2. Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov: Ông Avakov trở thành một trong những nhân vật nổi bật nhất thời hậu Yanukovych bởi việc thường xuyên cập nhật trên trang Facebook cá nhân về tình hình Ukraine. Ông là thành viên của đảng Batkivshchyna (Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk cũng là người của đảng này). Trước khi cựu Tổng thống Yanukovych lên nắm quyền vào năm 2010, ông Avakov từng là người đứng đầu khu vực Kharkiv. Trong giai đoạn 2012-2013, ông xin “tị nạn chính trị” ở Italy sau khi vướng vào một vụ án hình sự.
4. Phó Thủ tướng Borys Tarasyuk (phụ trách việc hội nhập với Liên minh châu Âu): Ông Borys, 65 tuổi là một trong những người giàu kinh nghiệm nhất trong chính phủ mới. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị như là một nhà ngoại giao thời Xô Viết và từng giữ chức ngoại trưởng trong giai đoạn 1988-2000 và giai đoạn 2005-2007. Ông là chính trị gia Ukraine ủng hộ EU hết mình và từng lên án việc Ukraine gia nhập Liên minh Thuế quan do Nga đỡ đầu.
5. Bộ trưởng Kinh tế Pavlo Sheremeta: Ông Sheremeta được cho là người phải gánh công việc quan trọng nhất trong chính phủ mới khi phải tìm cách vực dậy nền kinh tế vốn đã rơi xuống đáy vực thẳm của Ukraine. Ông không có kinh nghiệm chính trị nhưng có nền tảng học vấn hoàn hảo. Ông được hưởng nền giáo dục ở Mỹ và là người sáng lập trường kinh tế tại Học viện Mohyla Kiev và hiện là Hiệu trưởng Trường Kinh tế Kiev.
6. Bộ trưởng Quốc phòng Igor Tenyukh (phải): Xuất thân là một Tư lệnh Hải quân (2006-2010), ông Tenyukh bị cựu Tổng thống Yanukovych sa thải năm 2010. Khi phong trào biểu tình chống chính phủ nổ ra, ông Tenyukh nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia.
7. Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Andriy Parubiy: Ông Parubiy là một nhà lập pháp trong đảng của cựu Thủ tướng Tymoshenko và chính là thủ lĩnh nổi bật nhất của phong trào biểu tình ở Quảng trường Kiev – nơi khai sinh ra cuộc Cách mạng Cam - trong suốt 3 tháng.
8. Cục trưởng “Cục phòng chống tham nhũng” Tetyana Chornovil: Nữ nhà báo Chornovil, 34 tuổi từng vang danh với một loạt bài điều tra tham nhũng (bao gồm việc công khai dinh thự xa hoa của cựu Tổng thống Yanukovych) giờ đây trở thành người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng trong chính phủ mới ở Ukraine.
9. Trưởng Công tố Oleh Makhnitskyy: Ông Makhnitskyy, 43 tuổi là thành viên đảng Svoboda và ít được biết đến trên chính trường Ukraine cho tới khi được bổ nhiệm. Ông xuất thân là một luật sư từ Lviv và từng là một điều tra viên tại văn phòng công tố địa phương vào cuối những năm 1990 trước khi chuyển sang làm chính trị.
10. Ngoại trưởng Andriy Deshchitsya: Ông Deshchitsya là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên ủng hộ và tham gia phong trào biểu tình ở Ukraine (2013-2014). Ông từng là đại diện đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu trong các tình huống khủng hoảng song đây là lần đầu tiên ông đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng (không có ảnh). Trong ảnh là các nghị sĩ Ukraine vỗ tay hoan nghênh tân Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk (giữa) trong một phiên họp quốc hội ở Kiev.
1. Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk: Đứng đầu chính phủ mới Ukraine là thủ lĩnh phe đối lập Arseniy Yatsenyuk, một trong ba nhà lãnh đạo nổi bật nhất của các cuộc biểu tình đường phố, lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych. Ông Yatsenyuk mới 39 tuổi và từng giữ các chức vụ như ngoại trưởng, bộ trưởng kinh tế, phó chủ tịch ngân hàng trung ương…
2. Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov: Ông Avakov trở thành một trong những nhân vật nổi bật nhất thời hậu Yanukovych bởi việc thường xuyên cập nhật trên trang Facebook cá nhân về tình hình Ukraine. Ông là thành viên của đảng Batkivshchyna (Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk cũng là người của đảng này). Trước khi cựu Tổng thống Yanukovych lên nắm quyền vào năm 2010, ông Avakov từng là người đứng đầu khu vực Kharkiv. Trong giai đoạn 2012-2013, ông xin “tị nạn chính trị” ở Italy sau khi vướng vào một vụ án hình sự.
4. Phó Thủ tướng Borys Tarasyuk (phụ trách việc hội nhập với Liên minh châu Âu): Ông Borys, 65 tuổi là một trong những người giàu kinh nghiệm nhất trong chính phủ mới. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị như là một nhà ngoại giao thời Xô Viết và từng giữ chức ngoại trưởng trong giai đoạn 1988-2000 và giai đoạn 2005-2007. Ông là chính trị gia Ukraine ủng hộ EU hết mình và từng lên án việc Ukraine gia nhập Liên minh Thuế quan do Nga đỡ đầu.
5. Bộ trưởng Kinh tế Pavlo Sheremeta: Ông Sheremeta được cho là người phải gánh công việc quan trọng nhất trong chính phủ mới khi phải tìm cách vực dậy nền kinh tế vốn đã rơi xuống đáy vực thẳm của Ukraine. Ông không có kinh nghiệm chính trị nhưng có nền tảng học vấn hoàn hảo. Ông được hưởng nền giáo dục ở Mỹ và là người sáng lập trường kinh tế tại Học viện Mohyla Kiev và hiện là Hiệu trưởng Trường Kinh tế Kiev.
6. Bộ trưởng Quốc phòng Igor Tenyukh (phải): Xuất thân là một Tư lệnh Hải quân (2006-2010), ông Tenyukh bị cựu Tổng thống Yanukovych sa thải năm 2010. Khi phong trào biểu tình chống chính phủ nổ ra, ông Tenyukh nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia.
7. Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Andriy Parubiy: Ông Parubiy là một nhà lập pháp trong đảng của cựu Thủ tướng Tymoshenko và chính là thủ lĩnh nổi bật nhất của phong trào biểu tình ở Quảng trường Kiev – nơi khai sinh ra cuộc Cách mạng Cam - trong suốt 3 tháng.
8. Cục trưởng “Cục phòng chống tham nhũng” Tetyana Chornovil: Nữ nhà báo Chornovil, 34 tuổi từng vang danh với một loạt bài điều tra tham nhũng (bao gồm việc công khai dinh thự xa hoa của cựu Tổng thống Yanukovych) giờ đây trở thành người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng trong chính phủ mới ở Ukraine.
9. Trưởng Công tố Oleh Makhnitskyy: Ông Makhnitskyy, 43 tuổi là thành viên đảng Svoboda và ít được biết đến trên chính trường Ukraine cho tới khi được bổ nhiệm. Ông xuất thân là một luật sư từ Lviv và từng là một điều tra viên tại văn phòng công tố địa phương vào cuối những năm 1990 trước khi chuyển sang làm chính trị.
10. Ngoại trưởng Andriy Deshchitsya: Ông Deshchitsya là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên ủng hộ và tham gia phong trào biểu tình ở Ukraine (2013-2014). Ông từng là đại diện đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu trong các tình huống khủng hoảng song đây là lần đầu tiên ông đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng (không có ảnh). Trong ảnh là các nghị sĩ Ukraine vỗ tay hoan nghênh tân Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk (giữa) trong một phiên họp quốc hội ở Kiev.