Bí ẩn về thủy quái ở Hồ Nam những năm 1950

Google News

Tại Hồ Nam, Trung Quốc, những ngư dân cao tuổi sống ven hồ nước sâu rộng lớn dưới chân núi Mạc Phụ thường kể nhiều câu chuyện về thủy quái ở nơi này.

Bí ẩn là nền tảng của thế giới, và khoa học là bản chất của thế giới. Mấy ngàn năm nay, xung quanh hồ sâu luôn truyền ra những lời đồn đại kỳ quái, có lúc thôn dân run sợ nói dưới đáy hồ có rồng, hay những câu chuyện thần bí kể về đáy hồ có quỷ, thủy quái... Những câu chuyện đã lan truyền hàng ngàn năm và trở thành truyền thuyết.
Bi an ve thuy quai o Ho Nam nhung nam 1950
 Nhiều truyền thuyết về sự xuất hiện của thủy quái tại hồ nước sâu ở Hồ Nam, Trung Quốc.
Nhưng bây giờ, mọi người đang dần tin vào khoa học, tuy nhiên vẫn còn một số người cho rằng những hiện tượng bí ẩn là do có thế giới siêu nhiên tồn tại chẳng hạn như hiện tượng bí ẩn ở hồ nước sâu kỳ lạ dưới chân núi Mạc Phụ ở Hồ Nam vào những năm 1950.
Núi Mạc Phụ nằm ở huyện Bình Giang, thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, đây là đỉnh núi cao nhất nằm ở ranh giới ba tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc và Giang Tây. Để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt của người dân địa phương, chính quyền đã quyết định xây hồ chứa nước trong hồ sâu kỳ lạ dưới chân núi. Việc xây dựng hồ chứa tuy mang lại lợi ích nhưng người dân địa phương không hài lòng về điều đó, các cụ già thông thái vẫn nói: “Xây dựng hồ chứa sẽ dễ đụng vào cá lớn và sinh vật lạ bên trong”.
Bi an ve thuy quai o Ho Nam nhung nam 1950-Hinh-2
 
Mặc cho các bô lão cằn nhằn, công trình xây dựng vẫn diễn ra hối hả. Thấy công trình hồ chứa nước hoàn thành, những tin đồn ban đầu lắng xuống dần, cho đến năm 1962, những lời đồn đoán như vậy lại xuất hiện trở lại. Dân làng có chút hưng phấn xen lẫn sợ hãi, điều họ nhắc đến nhiều nhất chính là họ nhìn thấy thủy quái trong hồ nước sâu kỳ lạ xuất hiện. Con quái vật dài năm sáu mét trong hồ phát ra những tiếng động kỳ lạ, và tiếng quấy nước lớn trong hồ chứa đã chứng minh tính xác thực của sự việc.
Bi an ve thuy quai o Ho Nam nhung nam 1950-Hinh-3
 
Trước những lời đồn về việc xuất hiện thủy quái, cơ quan chức năng đã thực hiện tiến hành kiểm tra. Khi mực nước rút, thuyền trưởng đội đánh cá quyết định dẫn mọi người đi khám phá bí ẩn về thủy quái. Bảy chiếc thuyền được huy động trong đó ba chiếc thuyền chở lưới và bốn chiếc thuyền câu được đưa vào hồ. Sau cả ngày quét lưới mọi người dần thất vọng, tưởng dường như là vô ích. Tuy nhiên, khi hoàng hôn buông xuống, thuyền trưởng Lâm tắt nguồn sáng để tạo điều kiện thuận lợi cho thủy quái xuất hiện. Lúc đó, trên mặt hồ không có người nói chuyện, chỉ có tiếng gió thổi. Châu Sinh, cháu trai của thuyền trưởng Lâm, đang kiểm tra với một ngọn đèn nhỏ khi con thuyền bị mắc cạn, sau đó anh nghe thấy một tiếng động lớn từ phía sau, khi bật đèn lên, anh đã sợ hãi hết hồn trước sự xuất hiện những sinh vật khổng lồ. Sau khi Châu Sinh bình tĩnh lại, anh cố chèo thuyền trở lại nhóm thuyền đi cùng và báo cáo sự việc.
Bi an ve thuy quai o Ho Nam nhung nam 1950-Hinh-4
 
Đội trưởng Lâm vội vàng dẫn người đi giăng lưới đánh cá ở nơi thuyền của Châu Sinh mắc cạn, sau khi thu xếp rất chu đáo, họ mới hài lòng trở về nhà. Sáng sớm hôm sau, đội trưởng Lâm dẫn người đến bắt được còn thủy quái lớn. Hóa ra đó là một con cá trê khổng lồ dài 5 mét, do trong hồ không có thiên địch, lại có đủ thức ăn nên nó ngày càng lớn và phát triển thành hình dáng như vậy.
Bi an ve thuy quai o Ho Nam nhung nam 1950-Hinh-5
 
Người dân địa phương sau khi nghe tin đã giăng lưới đánh bắt, hết con cá trê này đến con cá trê khác được trục vớt. Sau vụ việc, người ta hiểu rằng không bao giờ còn được chứng kiến cảnh tượng hiếm có này nữa, nghề cá cũng vậy mà đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Mãi cho đến những năm gần đây, người dân địa phương mới bắt đầu cảm thấy rằng họ cần hạn chế đánh bắt cá da trơn, bởi chúng đã gần như biến mất và sự bảo vệ này là tấm vé vớt cuối cùng cho hy vọng về loài cá "khủng" một thời làm dấy nhiều tin đồn có thủy quái.
Trên thực tế, thiên nhiên tuy rộng lớn nhưng tài nguyên thì có hạn, xã hội ngày nay thiếu tôn trọng thiên nhiên. Giữa bảo vệ thiên nhiên và lợi ích, con người thường luôn chọn cái cuối cùng, bỏ mặc việc bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững. Nhưng điều này có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả, nhất là những ngư dân sống nhờ vào nước, họ có thể lâm cảnh trắng tay.
Theo Hoàng Anh/Ngoisao

>> xem thêm

Bình luận(0)