Theo đó, mối quan hệ Trung-Nhật càng căng thẳng, các nước trong khu vực Đông Nam Á càng được hưởng lợi do ngày càng nhiều doanh nhân Nhật ủng hộ phương án Trung Quốc +1.
Tức là, trong khi cùng làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc, họ cũng có thể mở rộng thị trường sang nước thứ ba, chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á.
Trong cuộc khảo sát này, 60% lãnh đạo các tập đoàn ở Trung Quốc cho biết, họ không thể làm ăn được với các công ty Nhật do mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Trong khi đó, chỉ có 13% doanh nhân của Trung Quốc có thể bỏ qua trở ngại chính trị trên để tiếp tục hợp tác với các công ty Nhật.
|
Singapore, một trong những quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.
|
Còn tại Hàn Quốc, 60% chủ doanh nghiệp nước này cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất quan hệ thương mại với Nhật.
Một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường Đông Nam Á đó là thông qua cuộc khảo sát lần này, gần 2/3 các giám đốc điều hành của các công ty Nhật bày tỏ sự lạc quan đối với thị trường tiềm năng này.
Đối với các công ty Nhật Bản, “đầu tư vào thị trường Đông Nam Á sẽ là một cách khôn ngoan trong giai đoạn hiện nay. Đây sẽ là lựa chọn phú hợp để đa dạng hóa kênh đầu tư đối của họ. Đồng thời, đó cũng là cách để họ giữ một khoảng cách nhất định đối với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai nước ngày càng xấu đi”, nhà kinh tế ở Viện Nghiên cứu Daiwa là ông Mitsumaru Kumagai nói.