Quá khứ của vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn được bao quanh bởi những bí ẩn gây tranh cãi chưa có lời giải. Theo truyền thuyết, một thương gia có tên là Lã Bất Vi kết bạn với thái tử Tử Sở của nhà Tần trong những năm cuối của triều đại Đông Chu (770 - 256 TCN).
Vũ nữ và cũng là người thiếp của Lã khi đó đang mang thai, ông đã sắp xếp cho thái tử gặp và yêu bà. Triệu Cơ trở thành Trang Tương Vương nước Tần và sinh con của họ Lã năm 259 TCN. Đứa trẻ được sinh ra ở Hàm Đan đặt tên là Doanh Chính. Thái tử Tử Sở tin đứa trẻ đó là con của mình. Sau khi vua cha mất, Doanh Chính trở thành vua nước Tần năm 246 TCN. Vị vua trẻ lên ngôi khi mới 13 tuổi. Ông đổi tên thành Tần Thủy Hoàng và lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc.
Tần Thủy Hoàng (hay Tần Vương) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất, trị vì từ năm 246 TCN đến năm 210 TCN. Trong 35 năm nắm quyền, ông đã tiến hành cải tạo nhiều dự án khổng lồ. Ông cũng tạo ra sự tăng trưởng về văn hóa và trí tuệ lớn, nhưng cũng phá hủy rất nhiều.
Cho dù vẫn còn nhiều bàn cãi về việc nhớ đến công lao hay sự chuyên chế của ông, nhưng tất cả mọi người đều công nhận Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Diện mạo thực sự của Tần Thủy Hoàng cũng là vấn đề gây tranh cãi. Tần Thủy Hoàng sở hữu dung mạo hoàn hảo hay chỉ là một ông vua mang ngoại hình bị dị dạng? Theo một số nguồn tin, ông cao to và đẹp trai.
Trong khi những nguồn khác lại cho rằng ông lùn và bị dị dạng. Một số ý kiến cho rằng hoàng đế có đôi mắt to, mũi cao, giọng nói sang sảng và tinh thần quyết đoán, dáng đi thẳng, tự tin giống vị thần Apollo. Trong khi có quan điểm mà đại diện là nhà văn, nhà sử học và nhà khảo cổ Guo Moruo cho rằng, Tần Thủy Hoàng mũi gãy, nhãn cầu lồi và giọng nói giống tiếng tru của chó rừng. Ngực ông nhô ra, ông bị viêm khí quản và bị còi xương.
Khi Tần Thủy Hoàng bước vào tuổi trung niên, ông rất sợ chết. Ông bị ám ảnh đi tìm thuốc trường sinh để được sống bất tử. Các ngự y và các nhà giả kim thuật trong triều đã pha một số liều thuốc độc có chứa thủy ngân, thật mỉa mai chất này có tác dụng làm hoàng đế chết sớm hơn là sống trường thọ.
Đề phòng thần dược không có tác dụng, năm 215 TCN, hoàng đế đã ra lệnh xây một ngôi mộ khổng lồ cho mình. Các kế hoạch cho ngôi mộ bao gồm dòng chảy các con sông thủy ngân, những cái bẫy nỏ để ngăn chặn những kẻ đào mộ và các bản sao cung điện trần thế của hoàng đế. Để bảo vệ Tần Thủy Hoàng ở thế giới bên kia và có lẽ để ông có thể chinh phục thiên đàng giống như khi ông cón sống, hoàng đế cho làm một đội quân đất nung với ít nhất 8.000 binh sĩ bằng đất sét đặt trong mộ. Đội quân này bao gồm ngựa, xe và vũ khí. Mỗi chiến binh là một cá thể với các đặc điểm khuôn mặt độc đáo, mặc dù cơ thể và chân tay đều được làm từ đất.
Năm 211 TCN, một thiên thạch lớn đã rơi xuống Đông Quận, một dấu hiệu đáng ngại cho Tần Thủy Hoàng. Tình hình càng thêm xấu đi khi có ai đó đã khắc dòng chữ “Hoàng đế chết, đất sẽ bị chia” lên hòn đá. Một số người xem đó như là điềm báo về cái chết của hoàng đế. Vì không có ai nhận đã viết dòng chữ kia, nên tất cả những người sống gần đó đều bị xử tử. Thiên thạch bị đốt cháy và nghiền thành bột. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau hoàng đế qua đời khi đang đi kinh lý ở phía đông năm 210 TCN. Nguyên nhân cái chết là do uống thuốc thủy ngân vốn nhằm mục đích giúp hoàng đế bất tử.
Những gì còn lại của Tần Thủy Hoàng có còn nguyên vẹn không? Một số chuyên gia cho rằng chúng còn nguyên nhưng số khác phản đối. Giống như ngày sinh và ngày mất của ông vẫn là một bí ẩn. Cái chết đột ngột của ông để lại nhiều suy đoán khác nhau. Một số người cho rằng ông chết do ngộ độc thần dược, số khác cho rằng ông chết do làm việc quá sức. Theo quan điểm khác, ông chết vì tội giết người. Quan điểm nào đúng? Vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Quá khứ của vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn được bao quanh bởi những bí ẩn gây tranh cãi chưa có lời giải. Theo truyền thuyết, một thương gia có tên là Lã Bất Vi kết bạn với thái tử Tử Sở của nhà Tần trong những năm cuối của triều đại Đông Chu (770 - 256 TCN).
Vũ nữ và cũng là người thiếp của Lã khi đó đang mang thai, ông đã sắp xếp cho thái tử gặp và yêu bà. Triệu Cơ trở thành Trang Tương Vương nước Tần và sinh con của họ Lã năm 259 TCN. Đứa trẻ được sinh ra ở Hàm Đan đặt tên là Doanh Chính. Thái tử Tử Sở tin đứa trẻ đó là con của mình. Sau khi vua cha mất, Doanh Chính trở thành vua nước Tần năm 246 TCN. Vị vua trẻ lên ngôi khi mới 13 tuổi. Ông đổi tên thành Tần Thủy Hoàng và lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc.
Tần Thủy Hoàng (hay Tần Vương) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất, trị vì từ năm 246 TCN đến năm 210 TCN. Trong 35 năm nắm quyền, ông đã tiến hành cải tạo nhiều dự án khổng lồ. Ông cũng tạo ra sự tăng trưởng về văn hóa và trí tuệ lớn, nhưng cũng phá hủy rất nhiều.
Cho dù vẫn còn nhiều bàn cãi về việc nhớ đến công lao hay sự chuyên chế của ông, nhưng tất cả mọi người đều công nhận Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Diện mạo thực sự của Tần Thủy Hoàng cũng là vấn đề gây tranh cãi. Tần Thủy Hoàng sở hữu dung mạo hoàn hảo hay chỉ là một ông vua mang ngoại hình bị dị dạng? Theo một số nguồn tin, ông cao to và đẹp trai.
Trong khi những nguồn khác lại cho rằng ông lùn và bị dị dạng. Một số ý kiến cho rằng hoàng đế có đôi mắt to, mũi cao, giọng nói sang sảng và tinh thần quyết đoán, dáng đi thẳng, tự tin giống vị thần Apollo. Trong khi có quan điểm mà đại diện là nhà văn, nhà sử học và nhà khảo cổ Guo Moruo cho rằng, Tần Thủy Hoàng mũi gãy, nhãn cầu lồi và giọng nói giống tiếng tru của chó rừng. Ngực ông nhô ra, ông bị viêm khí quản và bị còi xương.
Khi Tần Thủy Hoàng bước vào tuổi trung niên, ông rất sợ chết. Ông bị ám ảnh đi tìm thuốc trường sinh để được sống bất tử. Các ngự y và các nhà giả kim thuật trong triều đã pha một số liều thuốc độc có chứa thủy ngân, thật mỉa mai chất này có tác dụng làm hoàng đế chết sớm hơn là sống trường thọ.
Đề phòng thần dược không có tác dụng, năm 215 TCN, hoàng đế đã ra lệnh xây một ngôi mộ khổng lồ cho mình. Các kế hoạch cho ngôi mộ bao gồm dòng chảy các con sông thủy ngân, những cái bẫy nỏ để ngăn chặn những kẻ đào mộ và các bản sao cung điện trần thế của hoàng đế. Để bảo vệ Tần Thủy Hoàng ở thế giới bên kia và có lẽ để ông có thể chinh phục thiên đàng giống như khi ông cón sống, hoàng đế cho làm một đội quân đất nung với ít nhất 8.000 binh sĩ bằng đất sét đặt trong mộ. Đội quân này bao gồm ngựa, xe và vũ khí. Mỗi chiến binh là một cá thể với các đặc điểm khuôn mặt độc đáo, mặc dù cơ thể và chân tay đều được làm từ đất.
Năm 211 TCN, một thiên thạch lớn đã rơi xuống Đông Quận, một dấu hiệu đáng ngại cho Tần Thủy Hoàng. Tình hình càng thêm xấu đi khi có ai đó đã khắc dòng chữ “Hoàng đế chết, đất sẽ bị chia” lên hòn đá. Một số người xem đó như là điềm báo về cái chết của hoàng đế. Vì không có ai nhận đã viết dòng chữ kia, nên tất cả những người sống gần đó đều bị xử tử. Thiên thạch bị đốt cháy và nghiền thành bột. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau hoàng đế qua đời khi đang đi kinh lý ở phía đông năm 210 TCN. Nguyên nhân cái chết là do uống thuốc thủy ngân vốn nhằm mục đích giúp hoàng đế bất tử.
Những gì còn lại của Tần Thủy Hoàng có còn nguyên vẹn không? Một số chuyên gia cho rằng chúng còn nguyên nhưng số khác phản đối. Giống như ngày sinh và ngày mất của ông vẫn là một bí ẩn. Cái chết đột ngột của ông để lại nhiều suy đoán khác nhau. Một số người cho rằng ông chết do ngộ độc thần dược, số khác cho rằng ông chết do làm việc quá sức. Theo quan điểm khác, ông chết vì tội giết người. Quan điểm nào đúng? Vẫn chưa có kết luận cuối cùng.