Caesar Augustus Domitianus hay còn gọi Titus Flavius Domitianus và được biết đến nhiều nhất với tên gọi Domitian, sinh ngày 24/10 năm 51 tại Rome, Italy. Vị hoàng đế La Mã này cầm quyền từ năm 81 - 96. Ông là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Flavian. Vương triều này trị vì La Mã trong thời gian 27 năm. Ông tuyên bố bản thân là "Chúa trời" và các thành viên trong gia đình ông là những vị thần. Trong thời gian cầm quyền, ông đã hành hạ những người theo đạo Kito hữu và người Do Thái.
Irene Sarantapechaina là hoàng hậu của đế chế Byzantine, cầm quyền từ năm 797-802. Bà là vợ của hoàng đế Leo IV. Sau khi chồng qua đời, bà nắm quyền nhiếp chính kể từ đó. Mặc dù vợ chồng hoàng hậu Sarantapechaina có một người con trai có thể nối ngôi báu nhưng bà đã nắm lấy quyền xử lý triều chính bằng cách bắt giam con trai. Hoàng hậu Sarantapechaina có một thói quen đặc biệt đó là gọi bản thân là "hoàng đế" thay vì được gọi theo đúng ngôi vị của mình.
Sinh ra ở châu Phi, Lucius Septimius Severus trở thành hoàng đế của đế quốc La Mã khi đế chế này suy yếu. Ông là một thành viên của vương triều Severus. Ông là người thực hiện gắt gao những điều luật La Mã chống lại các tôn giáo nước ngoài và ra lệnh xử tử nhiều tín đồ theo đạo nước ngoài. Hoàng đế La Mã này nổi tiếng với việc gây ra cái chết của gần 3.500 người, bao gồm cả người Kitô hữu và Do Thái. Hoàng đế Severus đã tìm cách loại bỏ mọi tôn giáo nước ngoài, không có cơ hội tồn tại ở La Mã.Hoàng đế La Mã Maximinus Thrax còn được gọi là Maximinus I, cầm quyền từ năm 235 - 238. Theo một số tài liệu lịch sử, trong suốt thời gian cầm quyền, vị hoàng đế này chưa bao giờ sống ở Rome. Ông còn là hoàng đế quân nhân đầu tiên trong lịch sử.Julia Agrippina là một trong những người vợ của Hoàng đế Claudius. Agrippina đã giết chết chồng bằng việc cho ông sử dụng nấm độc. Khi chồng qua đời, bà đã tranh giành ngôi báu với các con trai của chồng trong đó có cả con đẻ của mình. Cuối cùng, Agrippina tuyên bố kế vị ngai vàng.
Tiberius Caesar Augustus Divi Fili Augustus thường được biết đến với tên gọi Tiberius, là con trai riêng của Augustus Caesar - người sáng lập đế chế La Mã. Ông là vị hoàng đế La Mã thứ 2 đồng thời là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất La Mã.Valeria Messalina là vợ thứ 3 của Hoàng đế Claudius. Bà là chị em họ bên nội của Hoàng đế Nero và có mối quan hệ gần gũi với Caligula. Mặc dù ở địa vị cao quý nhưng có lần Messalina đã so tài với một gái lầu xanh xem ai là người có quan hệ tình ái trong suốt 24 giờ. Theo tài liệu lịch sử, bà là người dành chiến thắng trong cuộc thi kỳ lạ đó. Marcus Aurelius Commodus Antoninus Augustus thường được biết đến với tên gọi Commodus sinh ngày 31/8 năm 161, là con trai và là người kế nhiệm của hoàng đế Marcus Aurelius. Hoàng đế Commodus là một tín đồ của các trận thi tài giữa các võ sĩ giác đấu và trực tiếp tham gia các cuộc thi. Một trong những thú vui của ông là giết người và có lần giết hàng trăm con sư tử chỉ trong một ngày. Thậm chí có lần, hoàng đế Commodus đã đưa những người tàn tật trong thành phố vào đấu trường chém giết lẫn nhau. Do có thú vui giải trí bệnh hoạn như vậy, Thượng viện La Mã đã ra lệnh ám sát hoàng đế Commodus.
Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus thường được biết đến với tên gọi Nero, là một trong những hoàng đế La Mã nổi tiếng sử sách. Ông là một trong những hoàng đế áp bức người Kitô hữu và Do Thái. Hoàng đế Nero cáo buộc những người này đã gây ra trận hỏa hoạn ở Rome năm 64. Sau nhiều năm bị người dân chỉ trích vì hành động giết hại các thành viên trong gia đình trong đó có cả người vợ, hoàng đế Nero đã tự tử vì lo sợ người dân La Mã sẽ nổi dậy và tra tấn ông đến chết.
Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus còn được biết đến với tên gọi Caligula là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất của đế chế La Mã. Ông trị vì đất nước từ năm 37 - 41. Ông rất tôn sùng các chị em gái của mình - những người được cho là có mối quan hệ loạn luân với hoàng đế Caligula. Theo một số tài liệu, vị hoàng đế La Mã này còn ban danh chức đặc biệt cho chú ngựa của mình là quan chấp chính tối cao.
Caesar Augustus Domitianus hay còn gọi Titus Flavius Domitianus và được biết đến nhiều nhất với tên gọi Domitian, sinh ngày 24/10 năm 51 tại Rome, Italy. Vị hoàng đế La Mã này cầm quyền từ năm 81 - 96. Ông là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Flavian. Vương triều này trị vì La Mã trong thời gian 27 năm. Ông tuyên bố bản thân là "Chúa trời" và các thành viên trong gia đình ông là những vị thần. Trong thời gian cầm quyền, ông đã hành hạ những người theo đạo Kito hữu và người Do Thái.
Irene Sarantapechaina là hoàng hậu của đế chế Byzantine, cầm quyền từ năm 797-802. Bà là vợ của hoàng đế Leo IV. Sau khi chồng qua đời, bà nắm quyền nhiếp chính kể từ đó. Mặc dù vợ chồng hoàng hậu Sarantapechaina có một người con trai có thể nối ngôi báu nhưng bà đã nắm lấy quyền xử lý triều chính bằng cách bắt giam con trai. Hoàng hậu Sarantapechaina có một thói quen đặc biệt đó là gọi bản thân là "hoàng đế" thay vì được gọi theo đúng ngôi vị của mình.
Sinh ra ở châu Phi, Lucius Septimius Severus trở thành hoàng đế của đế quốc La Mã khi đế chế này suy yếu. Ông là một thành viên của vương triều Severus. Ông là người thực hiện gắt gao những điều luật La Mã chống lại các tôn giáo nước ngoài và ra lệnh xử tử nhiều tín đồ theo đạo nước ngoài. Hoàng đế La Mã này nổi tiếng với việc gây ra cái chết của gần 3.500 người, bao gồm cả người Kitô hữu và Do Thái. Hoàng đế Severus đã tìm cách loại bỏ mọi tôn giáo nước ngoài, không có cơ hội tồn tại ở La Mã.
Hoàng đế La Mã Maximinus Thrax còn được gọi là Maximinus I, cầm quyền từ năm 235 - 238. Theo một số tài liệu lịch sử, trong suốt thời gian cầm quyền, vị hoàng đế này chưa bao giờ sống ở Rome. Ông còn là hoàng đế quân nhân đầu tiên trong lịch sử.
Julia Agrippina là một trong những người vợ của Hoàng đế Claudius. Agrippina đã giết chết chồng bằng việc cho ông sử dụng nấm độc. Khi chồng qua đời, bà đã tranh giành ngôi báu với các con trai của chồng trong đó có cả con đẻ của mình. Cuối cùng, Agrippina tuyên bố kế vị ngai vàng.
Tiberius Caesar Augustus Divi Fili Augustus thường được biết đến với tên gọi Tiberius, là con trai riêng của Augustus Caesar - người sáng lập đế chế La Mã. Ông là vị hoàng đế La Mã thứ 2 đồng thời là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất La Mã.
Valeria Messalina là vợ thứ 3 của Hoàng đế Claudius. Bà là chị em họ bên nội của Hoàng đế Nero và có mối quan hệ gần gũi với Caligula. Mặc dù ở địa vị cao quý nhưng có lần Messalina đã so tài với một gái lầu xanh xem ai là người có quan hệ tình ái trong suốt 24 giờ. Theo tài liệu lịch sử, bà là người dành chiến thắng trong cuộc thi kỳ lạ đó.
Marcus Aurelius Commodus Antoninus Augustus thường được biết đến với tên gọi Commodus sinh ngày 31/8 năm 161, là con trai và là người kế nhiệm của hoàng đế Marcus Aurelius. Hoàng đế Commodus là một tín đồ của các trận thi tài giữa các võ sĩ giác đấu và trực tiếp tham gia các cuộc thi. Một trong những thú vui của ông là giết người và có lần giết hàng trăm con sư tử chỉ trong một ngày. Thậm chí có lần, hoàng đế Commodus đã đưa những người tàn tật trong thành phố vào đấu trường chém giết lẫn nhau. Do có thú vui giải trí bệnh hoạn như vậy, Thượng viện La Mã đã ra lệnh ám sát hoàng đế Commodus.
Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus thường được biết đến với tên gọi Nero, là một trong những hoàng đế La Mã nổi tiếng sử sách. Ông là một trong những hoàng đế áp bức người Kitô hữu và Do Thái. Hoàng đế Nero cáo buộc những người này đã gây ra trận hỏa hoạn ở Rome năm 64. Sau nhiều năm bị người dân chỉ trích vì hành động giết hại các thành viên trong gia đình trong đó có cả người vợ, hoàng đế Nero đã tự tử vì lo sợ người dân La Mã sẽ nổi dậy và tra tấn ông đến chết.
Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus còn được biết đến với tên gọi Caligula là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất của đế chế La Mã. Ông trị vì đất nước từ năm 37 - 41. Ông rất tôn sùng các chị em gái của mình - những người được cho là có mối quan hệ loạn luân với hoàng đế Caligula. Theo một số tài liệu, vị hoàng đế La Mã này còn ban danh chức đặc biệt cho chú ngựa của mình là quan chấp chính tối cao.