Khoảng 80% bệnh nhân sau điều trị ung thư có hiện tượng chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Ngoài ra, họ cũng có khả năng đối diện với tình trạng buồn nôn, nôn mửa. Để giảm thiểu được những biến chứng này, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau.
Thư giãn để ăn tốt hơn. Những áp lực như khó khăn tài chính, sức khỏe suy giảm khiến bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng ưu tư, buồn phiền. Việc stress không giúp bạn vượt qua khó khăn dễ dàng mà càng làm vấn đề thêm trầm trọng. Thay vào đó, hãy thư giãn trước và trong khi ăn. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.Nếu bác sĩ cho phép, bạn có thể thưởng thức một ly rượu vang nhỏ trong bữa ăn để tăng sự thèm ăn của mình. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy thức ăn không có mùi vị hấp dẫn, hãy lựa chọn những thực phẩm như chanh, ướp gia vị tạo mùi.
Nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Hầu hết các bệnh viện đều có chuyên gia về dinh dưỡng. Vì vậy, khi điều trị bạn nên nhờ họ tư vấn cho mình chế độ ăn phù hợp, tránh các loại thức ăn có tác động xấu. Ngay cả khi các thông tin về dinh dưỡng khá phong phú thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến chuyên gia bởi mỗi đối tượng lại có thể chất khác nhau. Ngoài việc đưa ra lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng, các bác sĩ còn giúp bạn tư vấn trong sinh hoạt, tập luyện bổ trợ.
Kích thích sự thèm ăn. Một số loại thuốc như megestrol acetate có khả năng kích thích cảm giác thèm ăn ở bệnh nhân ung thư. Tùy từng bệnh nhân mà áp dụng liều lượng khác nhau nên trước khi uống, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Sử dụng chất chống buồn nôn. Đôi khi người bệnh cảm thấy buồn nôn nên ngại đụng đến thức ăn. Cannabinoid thường được dùng để kích thích sự thèm ăn song trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Cung cấp dưỡng chất cần thiết. Do không ăn được nhiều nên bệnh nhân cần cố gắng lựa chọn các loại thực phẩm ngon miệng mà chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chẳng hạn, các loại vitamin và khoáng chất như omega – 3, argenine có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng.
Khoảng 80% bệnh nhân sau điều trị ung thư có hiện tượng chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Ngoài ra, họ cũng có khả năng đối diện với tình trạng buồn nôn, nôn mửa. Để giảm thiểu được những biến chứng này, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau.
Thư giãn để ăn tốt hơn. Những áp lực như khó khăn tài chính, sức khỏe suy giảm khiến bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng ưu tư, buồn phiền. Việc stress không giúp bạn vượt qua khó khăn dễ dàng mà càng làm vấn đề thêm trầm trọng. Thay vào đó, hãy thư giãn trước và trong khi ăn. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
Nếu bác sĩ cho phép, bạn có thể thưởng thức một ly rượu vang nhỏ trong bữa ăn để tăng sự thèm ăn của mình. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy thức ăn không có mùi vị hấp dẫn, hãy lựa chọn những thực phẩm như chanh, ướp gia vị tạo mùi.
Nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Hầu hết các bệnh viện đều có chuyên gia về dinh dưỡng. Vì vậy, khi điều trị bạn nên nhờ họ tư vấn cho mình chế độ ăn phù hợp, tránh các loại thức ăn có tác động xấu. Ngay cả khi các thông tin về dinh dưỡng khá phong phú thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến chuyên gia bởi mỗi đối tượng lại có thể chất khác nhau.
Ngoài việc đưa ra lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng, các bác sĩ còn giúp bạn tư vấn trong sinh hoạt, tập luyện bổ trợ.
Kích thích sự thèm ăn. Một số loại thuốc như megestrol acetate có khả năng kích thích cảm giác thèm ăn ở bệnh nhân ung thư. Tùy từng bệnh nhân mà áp dụng liều lượng khác nhau nên trước khi uống, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Sử dụng chất chống buồn nôn. Đôi khi người bệnh cảm thấy buồn nôn nên ngại đụng đến thức ăn. Cannabinoid thường được dùng để kích thích sự thèm ăn song trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Cung cấp dưỡng chất cần thiết. Do không ăn được nhiều nên bệnh nhân cần cố gắng lựa chọn các loại thực phẩm ngon miệng mà chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chẳng hạn, các loại vitamin và khoáng chất như omega – 3, argenine có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng.