Độ tuổi. Những phụ nữ cao tuổi thường có nhiều khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn so với lớp trẻ. Cụ thể, người ta ước tính khoảng một nửa các ca mắc bệnh rơi vào chị em tuổi đời trên 63.
Béo phì. Các chuyên gia cho rằng những người đạt chỉ số khối cơ thể trên 30 được xem là dễ “chạm mặt” với căn bệnh nguy hiểm trên. Chính vì vậy, duy trì chế độ ăn lành mạnh và thường xuyên luyện tập sẽ giúp chị em sớm có được thân hình hấp dẫn cũng như khả năng kháng bệnh cao.
Vô sinh. Thực vậy, phụ nữ từng có thai và nuôi con bằng sữa mẹ thường có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với đối tượng không có khả năng sinh con.
Lạm dụng thuốc tránh thai. Thực hiện tránh thai không khoa học dễ gây cơ ung thư buồng trứng. Nó tác động mạnh mẽ sau ba đến sáu tháng sử dụng. May mắn thay, nguy cơ này sẽ giảm đáng kể khi bạn ngừng sử dụng chúng.
Thuốc kích thích sinh sản. Nghiên cứu đã khẳng định rằng sử dụng thuốc kích thích sinh sản clomiphene citrate trong vòng một năm trở lên có thể làm tăng khả năng phát triển các khối u ác tính. Những chị em gặp rắc rối trong việc sinh con nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành về việc nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc kích thích sinh sản thay vì tìm đến các thầy lang xin thuốc để giảm thiểu rủi ro.
Sử dụng liệu pháp estrogen và hormone trị liệu. Phụ nữ sử dụng estrogen thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Nguy cơ này còn được đẩy cao hơn nếu phái đẹp lạm dụng nó trong nhiều năm liền (khoảng năm đến mười năm).
Tiền sử gia đình. Những người thân có quan hệ gia đình cấp I (mẹ, con gái, chị hoặc em gái) với người phụ nữ bị ung thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khả năng mắc bệnh đặc biệt cao nếu có từ hai người thân cấp I trở lên bị mắc căn bệnh này. Ngoài ra, tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng cũng làm gia tăng mối lo ung thư buồng trứng.
Từng mắc ung thư vú. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở phụ nữ cao hơn nếu họ từng chịu sự dày vò của ung thư vú, đại tràng. Giới nghiên cứu tin rằng những thay đổi di truyền chiếm 10 % tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng. Điều này bao gồm các gen đột biến BRCA1 và BRCA2.
Chế độ ăn uống. Nghiên cứu đối tượng phụ nữ duy trì chế độ ăn uống ít chất béo trong khoảng bốn năm cho thấy họ giảm được đáng kể nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Để tăng cường tác dụng tuyệt vời của việc ăn uống khoa học, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên mọi người nên hấp thu nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế lượng thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày.
Hút thuốc. Chất độc có trong thuốc lá không chỉ tàn phá phổi nặng nề mà nó còn làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Điều đáng ngạc nhiên là nghiện rượu lại không liên quan nhiều đến khả năng gây bệnh.
Độ tuổi. Những phụ nữ cao tuổi thường có nhiều khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn so với lớp trẻ. Cụ thể, người ta ước tính khoảng một nửa các ca mắc bệnh rơi vào chị em tuổi đời trên 63.
Béo phì. Các chuyên gia cho rằng những người đạt chỉ số khối cơ thể trên 30 được xem là dễ “chạm mặt” với căn bệnh nguy hiểm trên. Chính vì vậy, duy trì chế độ ăn lành mạnh và thường xuyên luyện tập sẽ giúp chị em sớm có được thân hình hấp dẫn cũng như khả năng kháng bệnh cao.
Vô sinh. Thực vậy, phụ nữ từng có thai và nuôi con bằng sữa mẹ thường có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với đối tượng không có khả năng sinh con.
Lạm dụng thuốc tránh thai. Thực hiện tránh thai không khoa học dễ gây cơ ung thư buồng trứng. Nó tác động mạnh mẽ sau ba đến sáu tháng sử dụng. May mắn thay, nguy cơ này sẽ giảm đáng kể khi bạn ngừng sử dụng chúng.
Thuốc kích thích sinh sản. Nghiên cứu đã khẳng định rằng sử dụng thuốc kích thích sinh sản clomiphene citrate trong vòng một năm trở lên có thể làm tăng khả năng phát triển các khối u ác tính. Những chị em gặp rắc rối trong việc sinh con nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành về việc nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc kích thích sinh sản thay vì tìm đến các thầy lang xin thuốc để giảm thiểu rủi ro.
Sử dụng liệu pháp estrogen và hormone trị liệu. Phụ nữ sử dụng estrogen thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Nguy cơ này còn được đẩy cao hơn nếu phái đẹp lạm dụng nó trong nhiều năm liền (khoảng năm đến mười năm).
Tiền sử gia đình. Những người thân có quan hệ gia đình cấp I (mẹ, con gái, chị hoặc em gái) với người phụ nữ bị ung thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khả năng mắc bệnh đặc biệt cao nếu có từ hai người thân cấp I trở lên bị mắc căn bệnh này. Ngoài ra, tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng cũng làm gia tăng mối lo ung thư buồng trứng.
Từng mắc ung thư vú. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở phụ nữ cao hơn nếu họ từng chịu sự dày vò của ung thư vú, đại tràng. Giới nghiên cứu tin rằng những thay đổi di truyền chiếm 10 % tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng. Điều này bao gồm các gen đột biến BRCA1 và BRCA2.
Chế độ ăn uống. Nghiên cứu đối tượng phụ nữ duy trì chế độ ăn uống ít chất béo trong khoảng bốn năm cho thấy họ giảm được đáng kể nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Để tăng cường tác dụng tuyệt vời của việc ăn uống khoa học, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên mọi người nên hấp thu nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế lượng thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày.
Hút thuốc. Chất độc có trong thuốc lá không chỉ tàn phá phổi nặng nề mà nó còn làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Điều đáng ngạc nhiên là nghiện rượu lại không liên quan nhiều đến khả năng gây bệnh.