1 - Siêu âm: là cách sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh trong cơ quan nội tạng con người. Các sóng âm được sản xuất bởi siêu âm thanh bật ra khỏi các mô trong bìu. Những tiếng vọng sóng âm thanh tạo ra một loạt các hình ảnh được gọi là siêu âm. Các hình ảnh ghi lại từ phương pháp này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa phát hiện ra khối u hoặc các dấu hiệu bất thường. Trong trường hợp khối u đủ lớn để nhìn ra trên siêu âm thì nó có thể chỉ ra kích thước, vị trí và độ cứng của khối u. Thông thường, một khối u dạng rắn bên trong tinh hoàn rất có thể gây ung thư.
2 - Sinh thiết: là việc bác sĩ chuyên khoa lấy một lượng mô trong tinh hoàn để kiểm tra chúng dưới kính hiển vi. Đối với hầu hết các loại ung thư khác, sinh thiết là cách duy nhất để thực hiện một chẩn đoán xác định ung thư. Nhưng sự thực ít được biết là phương pháp này hầu như không được sử dụng để chẩn đoán ung thư tinh hoàn. Nó chỉ được sử dụng để thử nghiệm ở các mô trên phổi, sau phúc mạc khi mà căn bệnh được nghi ngờ là đã di căn.
3 - Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: nếu có dấu hiệu cho thấy khối u là một dạng của ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ thông qua một vết mổ ở háng. Tinh hoàn bỏ đi sẽ được cắt ra một lát mỏng để phân tích dưới kính hiển vi và xác định xem đó có phải là ung thư hay không. Nếu có, đó là loại ung thư gì.
4 - Xét nghiệm máu: bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác định nồng độ các chất chỉ thị ung thư (tumor markers) trong máu của bạn. Chất chỉ thị ung thư là những chất hiện diện trong máu với nồng độ tăng cao trong những tình huống nhất định, bao gồm ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, việc có chất chỉ thị ung thư với mức độ cao trong máu không đồng nghĩa là bạn bị ung thư, những xét nghiệm này là tài liệu tham khảo cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.
5 - Chụp X - quang: là một phương pháp cho phép tạo ra các hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể bằng việc sử dụng lượng nhỏ chất phóng xạ. Chụp X – quang được sử dụng để xác định giai đoạn của ung thư.
6 - Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): chụp cắt lớp vi tính sẽ cho ra một loạt hình ảnh vùng bụng, ngực, não và cả những vùng khác. Bác sĩ sẽ sử dụng những hình ảnh này để tìm ra các dấu hiệu di căn trong cơ thể.
7 - Chụp MRI: là cách sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh ba chiều của các bộ phận bên trong cơ thể. Những hình ảnh này được nối với một máy tính tính giúp bác sĩ nhìn được mặt cắt ngang ở dấu hiệu bất thường hoặc các khối u. Đối với việc phát hiện ung thư tinh hoàn, chụp MRI thường được sử dụng ở phần bụng.
8 – PET: quét PET là một cách tạo ra hình ảnh của cơ quan và các mô trong cơ thể. Một lượng nhỏ chất phóng xạ sẽ được tiêm cho bệnh nhân. Qua đó, chất này được hấp thu qua các mô sử dụng nhiều năng lượng (các tế bào ung thư có xu hướng sử dụng nhiều năng lượng hơn các tế bào thông thường và điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ hấp thụ nhiều chất phóng xạ được đưa vào). Sau đó, một máy quét sẽ được sử dụng để tạo ra các hình ảnh bên trong cơ thể. Thông qua những hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ căn cứ liệu có mắc bệnh hay không.
1 - Siêu âm: là cách sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh trong cơ quan nội tạng con người. Các sóng âm được sản xuất bởi siêu âm thanh bật ra khỏi các mô trong bìu. Những tiếng vọng sóng âm thanh tạo ra một loạt các hình ảnh được gọi là siêu âm. Các hình ảnh ghi lại từ phương pháp này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa phát hiện ra khối u hoặc các dấu hiệu bất thường. Trong trường hợp khối u đủ lớn để nhìn ra trên siêu âm thì nó có thể chỉ ra kích thước, vị trí và độ cứng của khối u. Thông thường, một khối u dạng rắn bên trong tinh hoàn rất có thể gây ung thư.
2 - Sinh thiết: là việc bác sĩ chuyên khoa lấy một lượng mô trong tinh hoàn để kiểm tra chúng dưới kính hiển vi. Đối với hầu hết các loại ung thư khác, sinh thiết là cách duy nhất để thực hiện một chẩn đoán xác định ung thư. Nhưng sự thực ít được biết là phương pháp này hầu như không được sử dụng để chẩn đoán ung thư tinh hoàn. Nó chỉ được sử dụng để thử nghiệm ở các mô trên phổi, sau phúc mạc khi mà căn bệnh được nghi ngờ là đã di căn.
3 - Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: nếu có dấu hiệu cho thấy khối u là một dạng của ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ thông qua một vết mổ ở háng. Tinh hoàn bỏ đi sẽ được cắt ra một lát mỏng để phân tích dưới kính hiển vi và xác định xem đó có phải là ung thư hay không. Nếu có, đó là loại ung thư gì.
4 - Xét nghiệm máu: bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác định nồng độ các chất chỉ thị ung thư (tumor markers) trong máu của bạn. Chất chỉ thị ung thư là những chất hiện diện trong máu với nồng độ tăng cao trong những tình huống nhất định, bao gồm ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, việc có chất chỉ thị ung thư với mức độ cao trong máu không đồng nghĩa là bạn bị ung thư, những xét nghiệm này là tài liệu tham khảo cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.
5 - Chụp X - quang: là một phương pháp cho phép tạo ra các hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể bằng việc sử dụng lượng nhỏ chất phóng xạ. Chụp X – quang được sử dụng để xác định giai đoạn của ung thư.
6 - Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): chụp cắt lớp vi tính sẽ cho ra một loạt hình ảnh vùng bụng, ngực, não và cả những vùng khác. Bác sĩ sẽ sử dụng những hình ảnh này để tìm ra các dấu hiệu di căn trong cơ thể.
7 - Chụp MRI: là cách sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh ba chiều của các bộ phận bên trong cơ thể. Những hình ảnh này được nối với một máy tính tính giúp bác sĩ nhìn được mặt cắt ngang ở dấu hiệu bất thường hoặc các khối u. Đối với việc phát hiện ung thư tinh hoàn, chụp MRI thường được sử dụng ở phần bụng.
8 – PET: quét PET là một cách tạo ra hình ảnh của cơ quan và các mô trong cơ thể. Một lượng nhỏ chất phóng xạ sẽ được tiêm cho bệnh nhân. Qua đó, chất này được hấp thu qua các mô sử dụng nhiều năng lượng (các tế bào ung thư có xu hướng sử dụng nhiều năng lượng hơn các tế bào thông thường và điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ hấp thụ nhiều chất phóng xạ được đưa vào). Sau đó, một máy quét sẽ được sử dụng để tạo ra các hình ảnh bên trong cơ thể. Thông qua những hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ căn cứ liệu có mắc bệnh hay không.