1. Tâm lý chung: điều dễ gặp ở người bệnh khi biết tin mình mắc ung thư là lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, có thể rơi vào trầm cảm, hay cáu giận.
Phát hiện mình bị ung thư có thể khiến bệnh nhân đau đớn đến tuyệt vọng. Đôi khi, ngay cả khi đang hồi phục, họ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nếu được chuyện trò cùng một chuyên gia tâm lý để giải tỏa những lo lắng, thay đổi tâm trạng trong thời gian này.
2. Các phản ứng dằn vặt vì thay đổi hình dạng của cơ thể, nhất là ở một số vị trí phẫu thuật như cắt tuyến vú làm mất vẻ phụ nữ, kém hấp dẫn và mặc cảm. Tương tự, hậu môn nhân tạo, lỗ niệu quản đổ ra da có thể ảnh hưởng đến tình trạng của cơ thể và hoạt động tình dục...
Các chuyên gia tư vấn có thể đưa ra một vài giải pháp thực tế sau phẫu thuật như tạo hình, bộ phận thay thế giả, cấy ghép thẩm mĩ... giúp bệnh nhân bớt cảm giác mặc cảm.
3. Chi phí phẫu thuật là vấn đề nhức nhối với các bệnh nhân. Điều trị ung thư là quá trình lâu dài, tốn kém đòi hỏi sự kiên trì.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tùy từng hoàn cảnh và tình trạng bệnh nhân mà các chuyên gia nên tư vấn hình thức điều trị phù hợp. Người nhà cũng nên làm các công tác tư tưởng để làm dịu tâm lý bệnh nhân.
4. Trong quá trình điều trị, tâm lý lo sợ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân khiến họ rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Cần tìm hiểu và chuẩn bị thực đơn thích hợp cho từng bệnh nhân, nhằm đảm bảo họ nhận được lượng thực phẩm, khoáng chất và vitamin đầy đủ kết hợp lối sống lành mạnh để tái tạo năng lượng và nhanh chóng hồi phục.
5. Người nhà cần bình tĩnh khi nghe thông tin, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn. Chủ động tìm hiểu các bệnh viện, trung tâm có uy tín trong điều trị ung thư.
6. Hoang mang tìm nơi điều trị. Hiện nay có rất nhiều nơi như bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng (TP.HCM)... có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, sẽ là những địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân mắc ung thư.
1. Tâm lý chung: điều dễ gặp ở người bệnh khi biết tin mình mắc ung thư là lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, có thể rơi vào trầm cảm, hay cáu giận.
Phát hiện mình bị ung thư có thể khiến bệnh nhân đau đớn đến tuyệt vọng. Đôi khi, ngay cả khi đang hồi phục, họ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nếu được chuyện trò cùng một chuyên gia tâm lý để giải tỏa những lo lắng, thay đổi tâm trạng trong thời gian này.
2. Các phản ứng dằn vặt vì thay đổi hình dạng của cơ thể, nhất là ở một số vị trí phẫu thuật như cắt tuyến vú làm mất vẻ phụ nữ, kém hấp dẫn và mặc cảm. Tương tự, hậu môn nhân tạo, lỗ niệu quản đổ ra da có thể ảnh hưởng đến tình trạng của cơ thể và hoạt động tình dục...
Các chuyên gia tư vấn có thể đưa ra một vài giải pháp thực tế sau phẫu thuật như tạo hình, bộ phận thay thế giả, cấy ghép thẩm mĩ... giúp bệnh nhân bớt cảm giác mặc cảm.
3. Chi phí phẫu thuật là vấn đề nhức nhối với các bệnh nhân. Điều trị ung thư là quá trình lâu dài, tốn kém đòi hỏi sự kiên trì.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tùy từng hoàn cảnh và tình trạng bệnh nhân mà các chuyên gia nên tư vấn hình thức điều trị phù hợp. Người nhà cũng nên làm các công tác tư tưởng để làm dịu tâm lý bệnh nhân.
4. Trong quá trình điều trị, tâm lý lo sợ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân khiến họ rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Cần tìm hiểu và chuẩn bị thực đơn thích hợp cho từng bệnh nhân, nhằm đảm bảo họ nhận được lượng thực phẩm, khoáng chất và vitamin đầy đủ kết hợp lối sống lành mạnh để tái tạo năng lượng và nhanh chóng hồi phục.
5. Người nhà cần bình tĩnh khi nghe thông tin, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn. Chủ động tìm hiểu các bệnh viện, trung tâm có uy tín trong điều trị ung thư.
6. Hoang mang tìm nơi điều trị. Hiện nay có rất nhiều nơi như bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng (TP.HCM)... có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, sẽ là những địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân mắc ung thư.