Thực hư áo nịt ngực gây ung thư vú?

Google News

(Kiến Thức) - Áo ngực không thể là “thủ phạm” của ung thư vú nguy hiểm. Ngay cả khi bạn mặc nó cả năm trời cũng không hề gây hại.

Thật vậy, nhận định trên được đưa ra sau khi giới khoa học tiến hành nghiên cứu trên 1.500 chị em mãn kinh. Theo dõi cho thấy, không có mối liên hệ nào giữa nguy cơ phát triển ung thư vú với chiếc áo ngực họ mặc trên mình.
 Ảnh minh họa.
Suốt hơn 20 năm qua, tranh luận về mối liên hệ giữa áo ngực và nguy cơ ung thư vú không ngừng được đưa ra. Nhiều người cho rằng áo ngực với chiếc dây thắt thiết mạnh vào các mô mỡ ở ngực, khiến chất độc khó có thể đào thải qua tuyến hạch bạch huyết. Dần dà, lượng độc tố tích tụ lại, gây ung thư.
Một cuốn sách năm 2005 mang tên "Dressed To Kill: The Link Between Breast Cancer And Bras" (Mối liên kết giữa ung thư vú và áo ngực) cũng gieo rắc nỗi sợ hãi cho nhiều phụ nữ cùng nhà sản xuất đồ lót. Nguyên nhân là, nội dung sách củng cố quan điểm mặc áo ngực làm cho độc tố dễ dàng tích tụ trong mô vú.
Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Washington (Mỹ) cũng tiến hành theo dõi 1.513 phụ nữ dao động từ 55 – 74 tuổi trong địa bàn. Trong số họ, hơn 1.000 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư xâm lấn, ống động mạch (IDC) hoặc ung thư xâm lấn lobular (ICL), nhóm còn lại đều khỏe mạnh.
Tuy nhiên, khi đối tượng tham gia trả lời trực tiếp về các vấn đề như kích thước vùng ngực; thời điểm họ bắt đầu làm quen với áo ngực; số giờ họ mặc áo mỗi ngày, mỗi tuần… các nhà khoa học không tìm thấy mối liên hệ nào giữa mặc áo và sự phát triển của ung thư vú.
Tiến sĩ Lu Chen, trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định: “…Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy bằng chứng chứng tỏ mặc áo ngực làm tăng nguy cơ ung thư vú".
Dù vậy, để đảm bảo sức khỏe núi đôi, bạn cũng không nên lạm dụng áo ngực mọi lúc, mọi nơi. Cụ thể, chị em nên tận dụng thời gian ngủ đêm để cởi bỏ chiếc áo gò bó. Điều này sẽ không làm tăng nhiệt độ của mô núi đôi, giảm mức độ hormone prolactin (hormone có chức năng để kích thích tuyến sữa) giúp bạn cảm thấy dễ chịu, không bí bức.
Không mặc áo quá chật vì chúng vừa gây bất tiện, vừa có thể hạn chế dòng chảy của dịch bạch huyết trong núi đôi. Trong khi đó, những dịch bạch huyết này lại có tác dụng rửa chất thải và độc tố khác, loại bỏ chúng ra khỏi vùng ngực.
Hải Yến (theo Dailymail, tổng hợp)

Bình luận(0)