Vitamin C (acid ascorbic) có vị chua nên nhiều người lầm tưởng cho rằng người mắc viêm dạ dày thì không được dùng nó. Thực tế, vitamin C là một yếu tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, vitamin C có khả năng giúp cơ thể loại bỏ khuẩn H. Pylori trong dạ dày. Loại vi khuẩn có khả năng xâm lấn trong niêm mạc dạ dày và liên quan đến sự phát triển của chứng viêm, loét.Cụ thể, chất chống oxy hóa vitamin C (ascorbic axit) hỗ trợ trong việc tiêu diệt Helicobacter pylori. Quá trình nghiên cứu chỉ ra, khi lượng vitamin C được đưa vào cơ thể thì sự hiện diện của H. Pylori trong niêm mạc giảm đi đáng kể sau bốn tuần. Vitamin C không chỉ tồn tại trong những trái cây chua như chanh, cam... mà nó còn có nhiều trong đu đủ, dưa hấu, bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây... Chính vì vậy, người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C.Điều cần lưu ý là, việc dùng vitamin C đối với bệnh dạ dày nói riêng hoặc các bệnh khác nói chung đều phải tuân thủ về liều lượng và thời gian sử dụng để tăng tác dụng điều trị.Mặt khác, vitamin C có chứa lượng axit nên việc dùng chúng cần phải được thực hiện đúng cách và theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên ngành.
Khuẩn H. Pylori được phát hiện lần đầu năm 1982 và nó hiện diện trong cơ thể hơn một nửa dân số thế giới. Cho đến nay, giới khoa học chưa giải thích được con đường chính xác dẫn tới việc nhiễm loại vi khuẩn này.
Vitamin C (acid ascorbic) có vị chua nên nhiều người lầm tưởng cho rằng người mắc viêm dạ dày thì không được dùng nó. Thực tế, vitamin C là một yếu tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, vitamin C có khả năng giúp cơ thể loại bỏ khuẩn H. Pylori trong dạ dày. Loại vi khuẩn có khả năng xâm lấn trong niêm mạc dạ dày và liên quan đến sự phát triển của chứng viêm, loét.
Cụ thể, chất chống oxy hóa vitamin C (ascorbic axit) hỗ trợ trong việc tiêu diệt Helicobacter pylori. Quá trình nghiên cứu chỉ ra, khi lượng vitamin C được đưa vào cơ thể thì sự hiện diện của H. Pylori trong niêm mạc giảm đi đáng kể sau bốn tuần.
Vitamin C không chỉ tồn tại trong những trái cây chua như chanh, cam... mà nó còn có nhiều trong đu đủ, dưa hấu, bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây... Chính vì vậy, người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C.
Điều cần lưu ý là, việc dùng vitamin C đối với bệnh dạ dày nói riêng hoặc các bệnh khác nói chung đều phải tuân thủ về liều lượng và thời gian sử dụng để tăng tác dụng điều trị.
Mặt khác, vitamin C có chứa lượng axit nên việc dùng chúng cần phải được thực hiện đúng cách và theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên ngành.
Khuẩn H. Pylori được phát hiện lần đầu năm 1982 và nó hiện diện trong cơ thể hơn một nửa dân số thế giới. Cho đến nay, giới khoa học chưa giải thích được con đường chính xác dẫn tới việc nhiễm loại vi khuẩn này.