1. Bài kiểm tra "dấu hiệu của Schamroth". Khi ta đ ầu 2 đầu móng ngón tay với nhau, bình thường sẽ thấy hình ảnh khoảng trống (cửa sổ) dạng viên kim cương Schamroth. Nếu như móng tay của bạn không tạo ra hình này thì có nghĩa lượng oxy lưu thông trong máu không đủ. Đây là dấu hiệu của bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh động mạch vành hoặc suy tim, bệnh phổi, viêm phổi, hoặc ung thư phổi. Trong một số trường hợp, bệnh viêm đường ruột và bệnh xơ gan cũng gây ra hiện tượng này.2. Kiểm tra thăng bằng tĩnh Romberg. Đứng thẳng hai chân chụm vào nhau, hai tay thả lỏng hai bên. Nhắm mắt lại đứng yên trong vòng một phút. Bạn cảm thẫy vẫn đứng vững thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu cảm thấy người lắc lư hoặc muốn chúi về phía trước, tốt nhất hãy đi làm xét nghiệm. Các chuyên gia y tế cho rằng, bài kiểm tra này dựa vào giác quan thứ sáu cho chúng ta biết về cơ thể trong không gian. Cơ thể phối hợp chính xác giữa các cơ bắp và sống lưng để cảm nhận được vị trí tay chân.Nếu như, các cơ quan phối hợp không chặt chẽ sẽ khiến bạn chao đảo không giữ được thăng bằng. Đây là dấu hiệu bệnh thần kinh do tiểu đường, đa xơ cứng, các vấn đề với tai trong, hẹp ống sống thắt lưng hoặc bệnh về thoái hóa. Bài kiểm tra này đôi khi cũng được sử dụng như là thử nghiệm liệu có nhiễm độc hay sử dụng ma túy. 3. Bài kiểm tra bằng ngón tay. Rất đơn giản, bạn hãy giữ bàn tay của mình bằng phẳng và quan sát độ dài giữa các ngón. Theo một nghiên cứu tại trường Đại học Nottingham, Anh, nếu như ở phụ nữ ngón trỏ ngắn hơn ngón tay đeo nhẫn, có nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa khớp gối hoặc xương hông. Một nghiên cứu khác đã lấy ngón tay làm thước đo kích thước dương vật. Nếu ngón đeo nhẫn của một người đàn ông dài hơn ngón tay trỏ của mình, thì kích thước dương vật càng dài. Trong khi đó, ngón đeo nhẫn ngắn hơn cho thấy kích thước cậu nhỏ dưới mức trung bình. 4. Bài kiểm tra với mũi và gót chân. Đầu tiên hãy nhắm mắt lại và dùng tay chạm mũi chính xác, đổi bên tay sau đó. Tiếp theo, hãy nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và lấy gót chân bên này chỉ đúng lên đầu gối bên kia. Đây là hai bài kiểm tra cơ bản để đoán các loại bệnh về thần kinh. Nếu người bệnh không thực hiện được chính xác các động tác trên thì có thể xác định nguyên nhân là do tiểu não gây nên chứng run rẩy bất thường, rung giật nhãn cầu, dáng đi chậm chạp, đi như người say rượu. Nếu thử vài lần mà vẫn thất bại, đừng chần chừ việc thăm khám bác sỹ.5. Bài kiểm tra “vị trí cầu nguyện”. Chắp tay kiểu cầu nguyện truyền thống, lòng bàn tay úp vào nhau và các ngón tay thẳng. Sau đó thử uốn dẻo cổ tay, nếu cổ tay không uốn dẻo linh hoạt hoặc các khớp tay và ngón tay không thẳng thì đây có thể là chỉ số bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) làm cho các khớp bị sưng và cứng lại làm cho ngón tay trở nên cong.
1. Bài kiểm tra "dấu hiệu của Schamroth". Khi ta đ ầu 2 đầu móng ngón tay với nhau, bình thường sẽ thấy hình ảnh khoảng trống (cửa sổ) dạng viên kim cương Schamroth. Nếu như móng tay của bạn không tạo ra hình này thì có nghĩa lượng oxy lưu thông trong máu không đủ.
Đây là dấu hiệu của bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh động mạch vành hoặc suy tim, bệnh phổi, viêm phổi, hoặc ung thư phổi. Trong một số trường hợp, bệnh viêm đường ruột và bệnh xơ gan cũng gây ra hiện tượng này.
2. Kiểm tra thăng bằng tĩnh Romberg. Đứng thẳng hai chân chụm vào nhau, hai tay thả lỏng hai bên. Nhắm mắt lại đứng yên trong vòng một phút. Bạn cảm thẫy vẫn đứng vững thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu cảm thấy người lắc lư hoặc muốn chúi về phía trước, tốt nhất hãy đi làm xét nghiệm.
Các chuyên gia y tế cho rằng, bài kiểm tra này dựa vào giác quan thứ sáu cho chúng ta biết về cơ thể trong không gian. Cơ thể phối hợp chính xác giữa các cơ bắp và sống lưng để cảm nhận được vị trí tay chân.
Nếu như, các cơ quan phối hợp không chặt chẽ sẽ khiến bạn chao đảo không giữ được thăng bằng. Đây là dấu hiệu bệnh thần kinh do tiểu đường, đa xơ cứng, các vấn đề với tai trong, hẹp ống sống thắt lưng hoặc bệnh về thoái hóa. Bài kiểm tra này đôi khi cũng được sử dụng như là thử nghiệm liệu có nhiễm độc hay sử dụng ma túy.
3. Bài kiểm tra bằng ngón tay. Rất đơn giản, bạn hãy giữ bàn tay của mình bằng phẳng và quan sát độ dài giữa các ngón. Theo một nghiên cứu tại trường Đại học Nottingham, Anh, nếu như ở phụ nữ ngón trỏ ngắn hơn ngón tay đeo nhẫn, có nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa khớp gối hoặc xương hông.
Một nghiên cứu khác đã lấy ngón tay làm thước đo kích thước dương vật. Nếu ngón đeo nhẫn của một người đàn ông dài hơn ngón tay trỏ của mình, thì kích thước dương vật càng dài. Trong khi đó, ngón đeo nhẫn ngắn hơn cho thấy kích thước cậu nhỏ dưới mức trung bình.
4. Bài kiểm tra với mũi và gót chân. Đầu tiên hãy nhắm mắt lại và dùng tay chạm mũi chính xác, đổi bên tay sau đó. Tiếp theo, hãy nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và lấy gót chân bên này chỉ đúng lên đầu gối bên kia.
Đây là hai bài kiểm tra cơ bản để đoán các loại bệnh về thần kinh. Nếu người bệnh không thực hiện được chính xác các động tác trên thì có thể xác định nguyên nhân là do tiểu não gây nên chứng run rẩy bất thường, rung giật nhãn cầu, dáng đi chậm chạp, đi như người say rượu. Nếu thử vài lần mà vẫn thất bại, đừng chần chừ việc thăm khám bác sỹ.
5. Bài kiểm tra “vị trí cầu nguyện”. Chắp tay kiểu cầu nguyện truyền thống, lòng bàn tay úp vào nhau và các ngón tay thẳng. Sau đó thử uốn dẻo cổ tay, nếu cổ tay không uốn dẻo linh hoạt hoặc các khớp tay và ngón tay không thẳng thì đây có thể là chỉ số bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) làm cho các khớp bị sưng và cứng lại làm cho ngón tay trở nên cong.