Nói về nhận định trên, Marily Oppezzo đến từ Đại học Santa Clara (Mỹ) cho biết: "Hiện chúng tôi chưa khám phá được cơ chế đi bộ ảnh hưởng tích cực đến khả năng tư duy sáng tạo song ảnh hưởng này là có thực. Trước đây, nhiều người tin rằng đây là phương pháp tốt nhất giúp họ sáng tạo trong công việc”.
Thực vậy, đi bộ từng được biết đến là phương pháp tăng cường khả năng sáng tạo trong nhiều thế kỷ. Cuốn “Daily Rituals” xuất bản năm 2014 của tác giả Mason Currey cho biết, một số danh nhân nổi tiếng như Pyotr Tchaikovsky Ilich "sùng bái" phương pháp này đến mức mỗi ngày dành hai tiếng để đi bộ bất chấp thời tiết nắng mưa; Ludwig van Beethoven lại có cách tập luyện không giống ai khi ông chỉ thích đi dạo nhanh ngay sau bữa ăn trưa.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết gia Charles Dickens, nhà triết học Soren Kierkegaard và Charles Darwin cũng là những “tín đồ” của đi bộ. Ngay cả khi bù đầu với công việc thì họ cũng không từ bỏ thói quen này.
Để tìm hiểu quá trình tác động của đi bộ lên não, Oppezzo cùng một đồng nghiệp khác đã tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn ở các sinh viên của mình. Cụ thể, đối tượng tham gia được yêu cầu ngồi yên một chỗ trong khi nhóm thứ hai được phép đi bộ trên máy tập.
Sau một thời gian, cả hai nhóm thực hiện một bài kiểm tra về khả năng tư duy sáng tạo. Ở đây, họ phải tiến hành liệt kê thật nhiều công dụng của một đồ vật trong vòng bốn phút. Kết quả là, nhóm sinh viên đi bộ đạt kết quả khả quan hơn so với nhóm còn lại.
Tuy nhiên, đi bộ có vẻ không mang lại tác dụng vượt trội đối với khả năng phản ứng nhanh trong các tình huống bởi trong bài kiểm tra về nội dung này, nhóm sinh viên đi bộ đạt được điểm số khá thấp.
Nói về nhận định trên, Marily Oppezzo đến từ Đại học Santa Clara (Mỹ) cho biết: "Hiện chúng tôi chưa khám phá được cơ chế đi bộ ảnh hưởng tích cực đến khả năng tư duy sáng tạo song ảnh hưởng này là có thực. Trước đây, nhiều người tin rằng đây là phương pháp tốt nhất giúp họ sáng tạo trong công việc”.
Thực vậy, đi bộ từng được biết đến là phương pháp tăng cường khả năng sáng tạo trong nhiều thế kỷ. Cuốn “Daily Rituals” xuất bản năm 2014 của tác giả Mason Currey cho biết, một số danh nhân nổi tiếng như Pyotr Tchaikovsky Ilich "sùng bái" phương pháp này đến mức mỗi ngày dành hai tiếng để đi bộ bất chấp thời tiết nắng mưa; Ludwig van Beethoven lại có cách tập luyện không giống ai khi ông chỉ thích đi dạo nhanh ngay sau bữa ăn trưa.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết gia Charles Dickens, nhà triết học Soren Kierkegaard và Charles Darwin cũng là những “tín đồ” của đi bộ. Ngay cả khi bù đầu với công việc thì họ cũng không từ bỏ thói quen này.
Để tìm hiểu quá trình tác động của đi bộ lên não, Oppezzo cùng một đồng nghiệp khác đã tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn ở các sinh viên của mình. Cụ thể, đối tượng tham gia được yêu cầu ngồi yên một chỗ trong khi nhóm thứ hai được phép đi bộ trên máy tập.
Sau một thời gian, cả hai nhóm thực hiện một bài kiểm tra về khả năng tư duy sáng tạo. Ở đây, họ phải tiến hành liệt kê thật nhiều công dụng của một đồ vật trong vòng bốn phút. Kết quả là, nhóm sinh viên đi bộ đạt kết quả khả quan hơn so với nhóm còn lại.
Tuy nhiên, đi bộ có vẻ không mang lại tác dụng vượt trội đối với khả năng phản ứng nhanh trong các tình huống bởi trong bài kiểm tra về nội dung này, nhóm sinh viên đi bộ đạt được điểm số khá thấp.