Da trâu giúp chữa xuất huyết dạ dày

Google News

(Kiến Thức) - Cao da trâu cũng như cao da bò được gọi là hoàng minh giao, có vị ngọt, tính bình, không độc, công dụng giảm đau, cầm máu, nhuận táo...

 Ảnh minh họa.
Động thai, huyết ra nhiều, tay chân giá lạnh: Cao da trâu 1 lạng, ngải cứu giã vắt lấy nước 1 chén, mật ong 1 chén, ba thứ cùng đun lên, hoà đều cho uống. Hoặc cao da trâu 20g, tang ký sinh 50g, lá ngải cứu 12g thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước.
Phụ nữ có thai đại tiểu tiện không thông: Cao da trâu và chỉ xác lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, luyện với mật làm thành viên to bằng hạt đậu, dùng hoạt thạch làm áo, uống mỗi lần 20 viên.
Người già hư yếu đại tiện táo kết: Cao da trâu 4g sao phồng, hành 3 củ, cùng nấu cho tan ra, rồi chế thêm 2 chén mật, uống vào lúc đói.
Tay chân đau nhức do phong thấp: Da trâu 40g ngâm nước cho mềm, cắt nhỏ, trộn với nửa chén nước cốt gừng, nấu nhỏ lửa cho đặc quánh, để nguội, phết lên giấy rồi dán vào chỗ đau nhức.
Đau vú: Cao da trâu nấu với một ít giấm cho tan rồi đắp dán vào vị trí bị bệnh.
Đái són: Cao da trâu, vỏ hàu nung đỏ, lộc nhung và tang phiêu tiêu lượng bằng nhau, tất cả sấy khô, tán thành bột mịn, trộn vơí hồ nếp làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 20 viên, chia 2 lần với nước muối có pha thêm chút rượu vào lúc đói.
Vết thương chảy máu: Da trâu phơi khô, đốt thành than, tán bột rắc vào vết thương.
Thổ huyết, băng huyết, đái ra máu: Cao da trâu 4g, sợi bông đốt thành tro 4g, trộn đều uống.
Rong kinh: Cao da trâu 10g, muội nồi 8g, cao ích mẫu 3g, trộn đều uống với nước đun sôi để nguội.
Xuất huyết dạ dày: Bột than da trâu 10g trộn với máu lươn 10g uống trong ngày với nước mía.
BS Xuân Mai (Hội Đông y Việt Nam)

Bình luận(0)