|
Các giáp sư, tiến sĩ tại Hội thảo. |
Riêng đối với một số ít trẻ biếng ăn có liên quan đến bệnh lý đặc biệt gây sụt cân nên cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tăng cân. Ngoài ra, vẫn chưa có những giải pháp dinh dưỡng cụ thể cho những trẻ biếng ăn nhưng cân nặng và tăng trưởng bình thường.
Hội Nhi Khoa Việt Nam kết hợp với Công ty FrieslandCampina VN vừa tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề “Tiếp cận mới về dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ biếng ăn” dưới sự chủ tọa của GS Nguyễn Công Khanh - Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam.
Hội thảo đã thu hút sự tham dự của hơn 500 bác sĩ nhi khoa, sản phụ khoa, các điều dưỡng nhi trên cả nước và đặc biệt với bài trình bày chuyên sâu của GS Nguyễn Gia Khánh – Phó chủ tịch Hội Nhi Khoa việt Nam và của Tiến sĩ Frits A.J. Muskiet – đến từ Đại Học Y Khoa Trung Tâm Groningen (Hà Lan). Theo khảo sát cho thấy đa số trẻ em ở đô tuổi đến trường có dấu hiêu biếng ăn mặc dù có cân nặng và tăng trưởng ở giới hạn bình thường. Căn cứ trên kết quả Khảo sát Tình trạng Dinh dưỡng Khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) mà FrieslandCampina phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia và Hội Dinh Dưỡng Việt Nam thực hiện từ năm 2010 – 2012 cho thấy cho thấy hơn 50% trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất tiếp tục là những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu hiện nay, cứ 3-4 trẻ em Việt Nam trong độ tuổi mầm non và tiểu học thì có 1 trẻ trong tình trạng dinh dưỡng không hợp lý: thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
Theo GS Gia Khánh, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn cũng cần một giải pháp dinh dưỡng hợp lý. Riêng đối với một số ít trẻ biếng ăn có liên quan đến bệnh lý đặc biệt gây sụt cân nên cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tăng cân. Ngoài ra, vẫn chưa có những giải pháp dinh dưỡng cụ thể cho những trẻ biếng ăn nhưng cân nặng và tăng trưởng bình thường. Hơn thế nữa, trẻ biếng ăn có xu hướng ăn ít đạm và béo trong khi đó lại ưa dung nạp chất đường bột (carbohydrate). Điều này cũng chỉ ra rằng việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn cần lưu ý hạn chế carbohydrate và tăng cường chất đạm và chất béo để tái lập sự cân bằng dinh dưỡng vì một chế độ ăn không hợp lý thời thơ ấu (ở trẻ biếng ăn) có thể liên quan đến một số bệnh thường gặp khi trưởng thành.
GS Gia Khánh chia sẻ, hiện nay tỷ lệ bà mẹ mang con đến khám vì lý do biếng ăn cũng ở mức rất cao (45,9% – 57,7%). Tuy nhiên, bên cạnh biếng ăn bẩm sinh, biếng ăn sinh lý cũng còn nhiều trẻ biếng ăn do quan niệm sai lầm của cha mẹ về thực hành dinh dưỡng. Một khảo sát trên hơn 3.000 bà mẹ của Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy: 70% các bà mẹ phạm sai lầm trong việc cho con ăn mà không biết. Điều này lý giải vì sao số lượng trẻ biếng ăn ở nước ta vẫn ở mức cao dẫn đến tỷ lệ mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ tăng cao. Căn cứ trên số liệu điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009 - 2010 tại 63 tỉnh, thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%.
TS Frits A.J. Muskiet cũng phân tích tầm quan trọng của dinh dưỡng cân bằng cho sự phát triển tương lai của trẻ nhỏ vì một chế độ ăn không hợp lý thời thơ ấu có thể liên quan đến một số bệnh thường gặp khi trưởng thành. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý cho trẻ nhỏ rất quan trọng cho tương lai, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về thể chất khi trưởng thành.