Nghề thiến gà kiếm tiền triệu chốn chợ phiên

Google News

Với giá 5.000 đồng tiền công/con, vào thời điểm này, mỗi phiên chợ, một thợ thiến được từ 150 đến 200 con, thu nhập ngót một triệu đồng.

Với giá 5.000 đồng tiền công/con, vào thời điểm này, mỗi phiên chợ, một thợ thiến được từ 150 đến 200 con, thu nhập ngót một triệu đồng.

Chợ phiên Lộc Bình (Lộc Bình – Lạng Sơn) 5 ngày họp một phiên. Theo lịch chợ, những thợ thiến gà chuyên nghiệp lại có mặt kiếm cơm bằng cái nghề tước đoạt đi cái khả năng truyền giống của những con gà trống.

Chọn một chỗ còn trống trong chợ làm chốn hành nghề, những người chuyên nghiệp thiến gà đợi bà con gánh những lồng gà trống đến thuê thiến. Thời điểm tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm là lúc thuận tiện nhất để thiến những chú gà trống choai vỗ béo cho dịp tết Nguyên Đán. Đây cũng là thời điểm bận rộn nhất trong năm của những người làm nghề thiến gà.

Bằng những động tác thuần thục đến điêu luyện, chỉ chưa đầy 5 phút các thợ thiến đã tước đi công năng truyền giống của một chú trống choai oai vệ. Với giá 5000 đồng tiền công/con, vào thời điểm này, mỗi phiên chợ, một thợ thiến được từ 150 đến 200 con, thu nhập ngót một triệu đồng.
Vào dịp này trong năm cứ đến phiên chợ Lộc Bình người dân khắp thôn bản gánh những lồng gà trống choai đến chợ để thiến kịp vỗ béo bán vào dịp tết Nguyên Đán.
Vào dịp này trong năm cứ đến phiên chợ Lộc Bình người dân khắp thôn bản gánh những lồng gà trống choai đến chợ để thiến kịp vỗ béo bán vào dịp tết Nguyên Đán.
Vừa đến chợ, ông Lộc Văn Lợi, người có thâm niên hơn 20 năm làm nghề thiến gà chưa kịp tháo mũ bảo hiểm đã phải bắt tay vào việc vì khách chờ từ sớm.
Vừa đến chợ, ông Lộc Văn Lợi, người có thâm niên hơn 20 năm làm nghề thiến gà chưa kịp tháo mũ bảo hiểm đã phải bắt tay vào việc vì khách chờ từ sớm.
Ông Lợi là người Nùng Phàn Sình ở thôn Nà Mu, xã Hữu Khánh, Lộc Bình, là người làm nghề thiến gà có tiếng trong vùng nên lúc nào cũng đông khách và ông tự chế ra dụng cụ đè chân gà rất tiện dụng.
Ông Lợi là người Nùng Phàn Sình ở thôn Nà Mu, xã Hữu Khánh, Lộc Bình, là người làm nghề thiến gà có tiếng trong vùng nên lúc nào cũng đông khách và ông tự chế ra dụng cụ đè chân gà rất tiện dụng.
Cùng hành nghề cạnh ông Lộc là ông Hoàng Văn Vang cũng là người Nùng ở thôn Nà Ái, xã Quan Bản, Lộc Bình.
Cùng hành nghề cạnh ông Lộc là ông Hoàng Văn Vang cũng là người Nùng ở thôn Nà Ái, xã Quan Bản, Lộc Bình.
Nông Văn Thảo, người Tày ở thôn Lập Tân, xã Gia Cát lại chọn một góc riêng gần phía ngoài chợ để hành nghề.
Nông Văn Thảo, người Tày ở thôn Lập Tân, xã Gia Cát lại chọn một góc riêng gần phía ngoài chợ để hành nghề.
Anh Thảo hơn 30 tuổi đã tốt nghiệp trung cấp thú y, nay đang học hệ tại chức ngành thú y, trường Đại học Nông nghiệp 1dưới Hà Nội, vì học tập trung theo kỳ nên thời gian chưa phải học anh vẫn đều đặn đến chợ hành nghề.
Anh Thảo hơn 30 tuổi đã tốt nghiệp trung cấp thú y, nay đang học hệ tại chức ngành thú y, trường Đại học Nông nghiệp 1dưới Hà Nội, vì học tập trung theo kỳ nên thời gian chưa phải học anh vẫn đều đặn đến chợ hành nghề.
Bộ dụng cụ hành nghề.
Bộ dụng cụ hành nghề.
Một dụng cụ giống như chiếc thòng lọng được khéo léo luồn vào phần cuống dịch hoàn.
Một dụng cụ giống như chiếc thòng lọng được khéo léo luồn vào phần cuống dịch hoàn.
Bằng kỹ năng thuần thục của các ngón tay, sợi chỉ giống như một con dao sắc sẽ cắt rời từng dịch hoàn.
Bằng kỹ năng thuần thục của các ngón tay, sợi chỉ giống như một con dao sắc sẽ cắt rời từng dịch hoàn.
Hai dịch hoàn có hình bầu dục mà người ta thường gọi một cách mỹ miều là "ngọc kê" lần lượt được gắp ra ngoài.
Hai dịch hoàn có hình bầu dục mà người ta thường gọi một cách mỹ miều là "ngọc kê" lần lượt được gắp ra ngoài.

(Theo Vietnamnet)
 
[links()]

Bình luận(0)