Chống tham nhũng: Buồn và bế tắc

Google News

(Kiến Thức) -  Nêu chỉ để mà nêu, rồi sau lại giấu kín đi, không nói ai là người xem xét, xử lý như thế nào... Nhiều vụ tham nhũng bị phanh phui cũng vì thế mà chìm đi. 

Đọc bài "Không nên đem tiền ra để treo giải người tố tham nhũng" tôi rất tâm đắc. Trong bài có những đoạn: "Tham nhũng ở nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, tinh vi, quy mô càng rộng, mức độ càng nhiều, đang tồn tại ở các cấp, các ngành, các địa phương, không những ở lĩnh vực kinh tế mà nay phát triển ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, văn hóa xã hội. Nói tóm lại là một nguy cơ rình rập sự tồn vong của đất nước".

 Ảnh minh họa.
"Một số người cũng đã dũng cảm nói lên, một số tờ báo cũng đã phanh phui những quan chức đang làm việc hoặc về hưu có những khối tài sản kếch sù, những ngôi biệt thự nguy nga, những khoản tiền khổng lồ gửi ở các ngân hàng trong nước và nước ngoài... nhưng nêu để mà nêu, rồi sau lại giấu kín đi, có ai quan tâm đến, ai là người xem xét và xử lý như thế nào? Đều biết rằng khối tài sản ấy, mức thu nhập nào mà có được, ắt hẳn chỉ có tham nhũng".
Chúng tôi chỉ là những người dân bình thường, đọc đến đây sao mà thấy buồn và bế tắc đến thế! Bác Hồ đã dạy: "Một dân tộc, một tập thể hay một con người hôm nay được mọi người ca ngợi, nhưng không nhất thiết ngày mai cũng vẫn được mọi người ca ngợi nếu như một khi đã sa vào chủ nghĩa cá nhân". Và Bác đã chỉ rõ "Chủ nghĩa cá nhân nó đẻ ra trăm nghìn cái xấu. Tính xấu nó ví như cỏ dại nó mọc và phát triển nhanh".
Vậy thì trách nhiệm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở đâu? Vì sao không lên tiếng, không "xem xét và xử lý" những "quan chức" này?
Chúng tôi nghĩ, đây là trách nhiệm của các vị đứng đầu của Đảng và Nhà nước ta, có điều gì còn khó, khúc mắc thì nên cho dân biết, dân bàn.
Bùi Thế Đại

Bình luận(0)