1. Thói quen xài không đúng cách
Việc ngay lập tức bật nhiệt độ điều hòa ở mức thấp nhất để làm mát nhanh là một nguyên nhân tiêu tốn điện năng. Lúc này máy phải hoạt động hết công suất để hạ được nhiệt độ xuống tận cùng rồi mới có thể dừng lại.
Để sử dụng sản phẩm hiệu quả mà không tốn điện, bạn nên đặt nhiệt độ mong muốn (thường là 20- 27 độ), sau đó chọn bổ sung chức năng làm mát nhanh trên điều khiển (tăng tốc độ quạt đối lưu ở giàn lạnh). Việc thường xuyên mở/đóng cửa sẽ làm hơi lạnh "thất thoát" nhanh. Vì thế càng ít khe hở trong phòng thì việc trao đổi không khí giữa phòng lạnh và bên ngoài hạn chế, giúp máy chạy "nhẹ nhàng", không phải "tăng ga" chạy quá tải.Ngoài ra việc bật điều hòa ngay cả khi đi ra ngoài, hoặc cho máy chạy cả đêm là thủ phạm vừa gây tốn điện vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình (cảm cúm, sốc nhiệt…), nên tắt máy khi không có nhu cầu sử dụng. Khi dùng điều hòa bạn không bật thêm thiết bị làm mát khác, tuy nhiên việc kết hợp bật quạt điện số nhỏ, cho gió thổi giúp phòng thông thoáng, khí lạnh tỏa nhanh, giảm công suất cho điều hòa. 2. Lắp đặt hợp lý
Tránh ánh nắng bên ngoài "hun nóng" tường, cửa kính phòng dùng điều hòa, bởi công suất của máy tăng hoặc giảm tuỳ vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ được chọn của máy.Đối với nơi lắp điều hòa không nên để nguồn nhiệt hoặc chạy liên tục các máy tỏa nhiệt (máy tính, máy in...).Chọn các dòng sản phẩm inverter với biến tần tiết kiệm 10 - 50% điện năng tùy theo điều kiện, mức độ sử dụng.Dùng máy có công suất tương thích với diện tích phòng. Thông thường, đối với phòng ngủ và phòng khách ở hộ gia đình, nhà sản xuất đưa ra định mức khoảng 600Btu/ 1m2, phòng dưới 30m2 nên chọn máy có công suất là 1 HP.Nếu lắp đặt giàn nóng của máy ở những nơi có nguồn nhiệt, hoá chất, chịu ánh nắng trực tiếp sẽ làm tăng nhiệt độ và công suất của thiết bị, dẫn đến mất nhiều thời gian để làm mát căn phòng, tất yếu điện tiêu thụ tăng lên.Ngoài ra, bạn nên chọn vị trí giàn nóng và giàn lạnh gần nhau vì đường ống càng dài và độ cao chênh lệch giữa hai thiết bị này càng lớn thì điện năng để vận hành tỷ lệ thuận tăng, chi phí bỏ ra nhiều hơn.Một chú ý khác mà bạn cần quan tâm, đó là việc thường xuyên vệ sinh bụi ở màng lọc khí, quạt gió...Máy điều hòa càng sạch, hiệu suất trao đổi nhiệt tại dàn nóng và dàn lạnh càng cao, việc tải nhiệt không "quá sức" cho máy.
1. Thói quen xài không đúng cách
Việc ngay lập tức bật nhiệt độ điều hòa ở mức thấp nhất để làm mát nhanh là một nguyên nhân tiêu tốn điện năng. Lúc này máy phải hoạt động hết công suất để hạ được nhiệt độ xuống tận cùng rồi mới có thể dừng lại.
Để sử dụng sản phẩm hiệu quả mà không tốn điện, bạn nên đặt nhiệt độ mong muốn (thường là 20- 27 độ), sau đó chọn bổ sung chức năng làm mát nhanh trên điều khiển (tăng tốc độ quạt đối lưu ở giàn lạnh).
Việc thường xuyên mở/đóng cửa sẽ làm hơi lạnh "thất thoát" nhanh. Vì thế càng ít khe hở trong phòng thì việc trao đổi không khí giữa phòng lạnh và bên ngoài hạn chế, giúp máy chạy "nhẹ nhàng", không phải "tăng ga" chạy quá tải.
Ngoài ra việc bật điều hòa ngay cả khi đi ra ngoài, hoặc cho máy chạy cả đêm là thủ phạm vừa gây tốn điện vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình (cảm cúm, sốc nhiệt…), nên tắt máy khi không có nhu cầu sử dụng.
Khi dùng điều hòa bạn không bật thêm thiết bị làm mát khác, tuy nhiên việc kết hợp bật quạt điện số nhỏ, cho gió thổi giúp phòng thông thoáng, khí lạnh tỏa nhanh, giảm công suất cho điều hòa.
2. Lắp đặt hợp lý
Tránh ánh nắng bên ngoài "hun nóng" tường, cửa kính phòng dùng điều hòa, bởi công suất của máy tăng hoặc giảm tuỳ vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ được chọn của máy.
Đối với nơi lắp điều hòa không nên để nguồn nhiệt hoặc chạy liên tục các máy tỏa nhiệt (máy tính, máy in...).
Chọn các dòng sản phẩm inverter với biến tần tiết kiệm 10 - 50% điện năng tùy theo điều kiện, mức độ sử dụng.
Dùng máy có công suất tương thích với diện tích phòng. Thông thường, đối với phòng ngủ và phòng khách ở hộ gia đình, nhà sản xuất đưa ra định mức khoảng 600Btu/ 1m2, phòng dưới 30m2 nên chọn máy có công suất là 1 HP.
Nếu lắp đặt giàn nóng của máy ở những nơi có nguồn nhiệt, hoá chất, chịu ánh nắng trực tiếp sẽ làm tăng nhiệt độ và công suất của thiết bị, dẫn đến mất nhiều thời gian để làm mát căn phòng, tất yếu điện tiêu thụ tăng lên.
Ngoài ra, bạn nên chọn vị trí giàn nóng và giàn lạnh gần nhau vì đường ống càng dài và độ cao chênh lệch giữa hai thiết bị này càng lớn thì điện năng để vận hành tỷ lệ thuận tăng, chi phí bỏ ra nhiều hơn.
Một chú ý khác mà bạn cần quan tâm, đó là việc thường xuyên vệ sinh bụi ở màng lọc khí, quạt gió...Máy điều hòa càng sạch, hiệu suất trao đổi nhiệt tại dàn nóng và dàn lạnh càng cao, việc tải nhiệt không "quá sức" cho máy.