Cây sấy trở thành cứu cánh cho những bộ trang phục, khi luồng hơi nóng của máy thổi khô quần áo trong những ngày mưa phùn, giá rét.
Không khó để các bà nội trợ tìm được cây sấy Nonan (1,4-1,6 triệu), Kangaroo (1 - 1,4 triệu), Komasu (1,5 triệu)...được bày bán trên thị trường. Sản phẩm này gồm bầu sấy và lồng đựng bằng màng nhựa có khóa kéo. Phần thân trụ của máy thiết kế thanh treo và chốt để móc khăn, tất, quần áo.Khi hoạt động, khí nóng sẽ chuyển động đối lưu trong lồng đựng, lấy đi lượng nước ở quần áo, hệ thống hẹn giờ sẽ tự động ngắt máy, tránh rò rỉ điện. Cây sấy có thể làm khô tối đa khoảng 6 – 10 kg (tương đương 6 – 12 bộ quần áo) trong khoảng 30 phút - 1 tiếng. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng gây nhiều tác hại cho đồ dùng. Sử dụng nhiệt để làm khô, cây sấy khiến các sợi vải (đa phần là sợi tổng hợp không có khả năng chịu nhiệt) bị giảm sự liên kết, khiến quần áo bị bai, mủn và mất màu.Đặc biệt, loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ, chỉ dùng chế độ gió, khô tự nhiên, việc để hơi nóng trực tiếp tác động sẽ là một "đòn chí mạng" cho chất liệu này.
"Khó tính" như vải lanh, lụa...sẽ bị rút sợi khi gặp nhiệt, tạo nếp nhăn "khó đỡ" cho quần áo. Những đồ dùng bằng len liên tục được thổi bằng khí nóng, có thể bị co lại hoặc cháy sợi làm quần áo bị thủng hoặc nhăn nhúm.Đồng thời, các sợi bông, xơ vải , bám vào thành máy làm tắc, cháy máy...gây nguy hiểm cho người sử dụng.Chính vì đặc điểm chất liệu quần áo, nhà sản xuất khuyến cáo các bà nội trợ chọn chế độ sấy phù hợp: nhiệt độ cao cho cotton, thấp cho sợi tổng hợp và trung bình cho vải mỏng. Hơn nữa đây chỉ là giải pháp tạm thời, theo mùa, khi ẩm ướt kéo dài, không nên lạm dụng cây sấy, thay thế các phương pháp phơi tận dụng nắng, gió thông thường.Một mẹo đơn giản trong ngày mưa ẩm, các bà nội trợ có thể bỏ ít muối vào nước giặt cuối cùng sẽ giúp quần áo khô nhanh và giữ màu, thay vì sử dụng tràn lan, không đúng cách sản phẩm này.
Cây sấy trở thành cứu cánh cho những bộ trang phục, khi luồng hơi nóng của máy thổi khô quần áo trong những ngày mưa phùn, giá rét.
Không khó để các bà nội trợ tìm được cây sấy Nonan (1,4-1,6 triệu), Kangaroo (1 - 1,4 triệu), Komasu (1,5 triệu)...được bày bán trên thị trường.
Sản phẩm này gồm bầu sấy và lồng đựng bằng màng nhựa có khóa kéo. Phần thân trụ của máy thiết kế thanh treo và chốt để móc khăn, tất, quần áo.
Khi hoạt động, khí nóng sẽ chuyển động đối lưu trong lồng đựng, lấy đi lượng nước ở quần áo, hệ thống hẹn giờ sẽ tự động ngắt máy, tránh rò rỉ điện.
Cây sấy có thể làm khô tối đa khoảng 6 – 10 kg (tương đương 6 – 12 bộ quần áo) trong khoảng 30 phút - 1 tiếng.
Tuy nhiên, sản phẩm này cũng gây nhiều tác hại cho đồ dùng. Sử dụng nhiệt để làm khô, cây sấy khiến các sợi vải (đa phần là sợi tổng hợp không có khả năng chịu nhiệt) bị giảm sự liên kết, khiến quần áo bị bai, mủn và mất màu.
Đặc biệt, loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ, chỉ dùng chế độ gió, khô tự nhiên, việc để hơi nóng trực tiếp tác động sẽ là một "đòn chí mạng" cho chất liệu này.
"Khó tính" như vải lanh, lụa...sẽ bị rút sợi khi gặp nhiệt, tạo nếp nhăn "khó đỡ" cho quần áo.
Những đồ dùng bằng len liên tục được thổi bằng khí nóng, có thể bị co lại hoặc cháy sợi làm quần áo bị thủng hoặc nhăn nhúm.
Đồng thời, các sợi bông, xơ vải , bám vào thành máy làm tắc, cháy máy...gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Chính vì đặc điểm chất liệu quần áo, nhà sản xuất khuyến cáo các bà nội trợ chọn chế độ sấy phù hợp: nhiệt độ cao cho cotton, thấp cho sợi tổng hợp và trung bình cho vải mỏng.
Hơn nữa đây chỉ là giải pháp tạm thời, theo mùa, khi ẩm ướt kéo dài, không nên lạm dụng cây sấy, thay thế các phương pháp phơi tận dụng nắng, gió thông thường.
Một mẹo đơn giản trong ngày mưa ẩm, các bà nội trợ có thể bỏ ít muối vào nước giặt cuối cùng sẽ giúp quần áo khô nhanh và giữ màu, thay vì sử dụng tràn lan, không đúng cách sản phẩm này.