1. Đối phó với khí độc Radon
Là "sát thủ" âm thầm gây bệnh tật cho con người, Radon vừa là khí trơ vừa là khí phóng xạ, chúng tồn tại ở trong môi trường, dễ dàng thoát qua các vết rạn hoặc lỗ trống rất nhỏ trong các lớp đất; đá, tường và nền nhà rồi khuyếch tán vào các căn phòng, khi hít khí này nhiều có khả năng bị ung thư phổi. Sự tăng cao khí độc liên quan đến việc xuất hiện nhiều nhà cao tầng và thói quen dùng phòng điều hòa đóng kín cửa. Trong điều kiện này, Radon từ vật liệu xây dựng phát ra và được lưu giữ rất lâu trong các gian phòng hoặc các căn hầm, gara ô tô... ở quanh bạn, ngấm ngầm tàn phá sức khỏe. 2. Làm thế nào để hạn chế?
TS Nguyễn Hào Quang, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân tư vấn: Có thể giảm nồng độ khí radon trong nhà bằng một số biện pháp thích hợp như cải thiện hệ thống thông thoáng.Bạn có thể có thể mở các ô thông gió trên tường, giúp sự chuyển dịch không khí tự nhiên được dễ dàng. Trong trường hợp tường chịu lực, việc đục các ô thông gió chỉ nên được thực hiện tuân theo các qui phạm xây dựng thích hợp.Dùng sơn sàn và tường nhà cũng là một cách để đối phó với khí độc radon.
Đối với sơn bạn nên chọn các loại có cấu tạo dạng màng keo polyme ngăn chặn sự len lỏi của hơi, khí.
Ngoài ra, bạn dùng vải dạng chống thấm polyme để lót phía dưới sàn, sau đó mới lát gạch hay láng xi măng. Các chất liệu này được xem là kín khí, tương tự như chống nước, nên khí radon không xuyên qua. Biện pháp này nên áp dụng tại các khu vực đã được xác định nồng độ của radon khá cao. Chú ý các biện pháp thông gió thích đáng cho các tầng hầm, gara hoặc nơi chứa các vật liệu xây dựng...Nếu dùng máy đo, xác định được radon nhiễm vào nước, bạn có thể loại bỏ nó bằng các phin lọc cácbon. Giải pháp cây xanh hút khí độc trong nhà giảm tối thiểu các chất ô nhiễm cũng có thể áp dụng. 3. Vật liệu nào phù hợp?
Tùy theo mức độ khí độc mà bạn quyết định giải pháp xử lý, chọn vật liệu phù hợp và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất để khả năng ngăn các khí lọt vào nhà hiệu quả.
Trên thị trường, bạn có thể tìm được một số loại sơn chống thấm polyme Victalastic, Nippon Hitex hay CT-04 (khoảng 185 nghìn/5 lít) của hãng Kova. Sau khi khô, sơn tạo thành màng kín, có tính dẻo nên ngăn hiện tượng nứt chân chim, chống các vết nứt rộng gây tràn khí. Một số các dòng sản phẩm khác như
Mykolor, Tison, Jotun, Spec, Expo… đều có tính năng mới, phù hợp và tiện dụng hơn cho các công trình, nhà ở. Giá sơn chống thấm tùy loại, loại cao cấp 200- 500 nghìn /thùng (5 lít), trung bình từ 90 -185 nghìn /thùng…
Ngoài ra, máy đo khí phóng xạ (Rn và Tn) đã được sử dụng từ lâu ở Việt Nam trong lĩnh vực điều tra địa chất và gần đây là khảo sát môi trường. Để đo nồng độ khí radon, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy RADON-82, RDA- 200, RAD7... hoặc nhờ đến các đơn vị có chuyên môn để nhận được hỗ trợ, phát hiện và xử lý khí độc này trong nhà.
1. Đối phó với khí độc Radon
Là "sát thủ" âm thầm gây bệnh tật cho con người, Radon vừa là khí trơ vừa là khí phóng xạ, chúng tồn tại ở trong môi trường, dễ dàng thoát qua các vết rạn hoặc lỗ trống rất nhỏ trong các lớp đất; đá, tường và nền nhà rồi khuyếch tán vào các căn phòng, khi hít khí này nhiều có khả năng bị ung thư phổi.
Sự tăng cao khí độc liên quan đến việc xuất hiện nhiều nhà cao tầng và thói quen dùng phòng điều hòa đóng kín cửa. Trong điều kiện này, Radon từ vật liệu xây dựng phát ra và được lưu giữ rất lâu trong các gian phòng hoặc các căn hầm, gara ô tô... ở quanh bạn, ngấm ngầm tàn phá sức khỏe.
2. Làm thế nào để hạn chế?
TS Nguyễn Hào Quang, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân tư vấn: Có thể giảm nồng độ khí radon trong nhà bằng một số biện pháp thích hợp như cải thiện hệ thống thông thoáng.
Bạn có thể có thể mở các ô thông gió trên tường, giúp sự chuyển dịch không khí tự nhiên được dễ dàng. Trong trường hợp tường chịu lực, việc đục các ô thông gió chỉ nên được thực hiện tuân theo các qui phạm xây dựng thích hợp.
Dùng sơn sàn và tường nhà cũng là một cách để đối phó với khí độc radon.
Đối với sơn bạn nên chọn các loại có cấu tạo dạng màng keo polyme ngăn chặn sự len lỏi của hơi, khí.
Ngoài ra, bạn dùng vải dạng chống thấm polyme để lót phía dưới sàn, sau đó mới lát gạch hay láng xi măng.
Các chất liệu này được xem là kín khí, tương tự như chống nước, nên khí radon không xuyên qua. Biện pháp này nên áp dụng tại các khu vực đã được xác định nồng độ của radon khá cao.
Chú ý các biện pháp thông gió thích đáng cho các tầng hầm, gara hoặc nơi chứa các vật liệu xây dựng...
Nếu dùng máy đo, xác định được radon nhiễm vào nước, bạn có thể loại bỏ nó bằng các phin lọc cácbon.
Giải pháp cây xanh hút khí độc trong nhà giảm tối thiểu các chất ô nhiễm cũng có thể áp dụng.
3. Vật liệu nào phù hợp?
Tùy theo mức độ khí độc mà bạn quyết định giải pháp xử lý, chọn vật liệu phù hợp và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất để khả năng ngăn các khí lọt vào nhà hiệu quả.
Trên thị trường, bạn có thể tìm được một số loại sơn chống thấm polyme Victalastic, Nippon Hitex hay CT-04 (khoảng 185 nghìn/5 lít) của hãng Kova. Sau khi khô, sơn tạo thành màng kín, có tính dẻo nên ngăn hiện tượng nứt chân chim, chống các vết nứt rộng gây tràn khí.
Một số các dòng sản phẩm khác như
Mykolor, Tison, Jotun, Spec, Expo… đều có tính năng mới, phù hợp và tiện dụng hơn cho các công trình, nhà ở. Giá sơn chống thấm tùy loại, loại cao cấp 200- 500 nghìn /thùng (5 lít), trung bình từ 90 -185 nghìn /thùng…
Ngoài ra, máy đo khí phóng xạ (Rn và Tn) đã được sử dụng từ lâu ở Việt Nam trong lĩnh vực điều tra địa chất và gần đây là khảo sát môi trường. Để đo nồng độ khí radon, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy RADON-82, RDA- 200, RAD7... hoặc nhờ đến các đơn vị có chuyên môn để nhận được hỗ trợ, phát hiện và xử lý khí độc này trong nhà.