Google glass là chiếc kính hiện đại, cho phép tra cứu thông tin, chụp ảnh, quay phim ...và hiện nay đã được triển khai ứng dụng học tiếng Anh qua kính tại Việt Nam. Ảnh: CellphoneSGlass có phần gọng đỡ, pin, CPU (gồm GPS), loa và micro hỗ trợ ra lệnh bằng tiếng Anh ("Ok, glass") , thông qua một lăng kính, hình ảnh thu được sẽ được in lên giác mạc của người đeo kính. Với ứng dụng học tiếng Anh, người dùng thực hành trực quan, miêu tả đồ vật, luyện câu giao tiếp, ngoài ra có thể giao lưu trực tuyến với giáo viên bằng hình ảnh truyền về từ google glass để được hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên, khi học phải ngước lên để nhìn màn hình và đọc chữ, trong thời gian lâu sẽ gây nhức, mỏi mắt cho người sử dụng.Hơn nữa, theo đánh giá của chuyên gia, thời lượng pin của glass "quá tệ". Nếu dùng liên tục thì chỉ sau 30 phút kính đã có thể hết pin, nếu sạc trong khi dùng phần tiếp xúc chân sạc sẽ nóng, gây khó chịu.Để ứng dụng học tiếng Anh được triển khai cần có wifi, hay 3G, nếu ở những nơi không có mạng, đường truyền kém, hình ảnh gián đoạn hoặc mờ.Glass nhận diện giọng nói nhiều khi chưa chính xác, khiến việc học mất nhiều thời gian hoặc thông tin thu được không đúng với yêu cầu của người dùng. Ảnh: Internet Ngoài ra, Glass nặng hơn kính thông thường (tuy rằng đã thiết kế thanh nâng đỡ ở mũi nhằm giảm áp lực), thời gian học 1-2 tiếng sẽ làm phần tai người dùng tiếp xúc với gọng bị đau. Những người bị cận thị sẽ phải trang bị thêm phần gọng riêng khá tốn kém. Ảnh: Internet.
Google glass là chiếc kính hiện đại, cho phép tra cứu thông tin, chụp ảnh, quay phim ...và hiện nay đã được triển khai ứng dụng học tiếng Anh qua kính tại Việt Nam. Ảnh: CellphoneS
Glass có phần gọng đỡ, pin, CPU (gồm GPS), loa và micro hỗ trợ ra lệnh bằng tiếng Anh ("Ok, glass") , thông qua một lăng kính, hình ảnh thu được sẽ được in lên giác mạc của người đeo kính.
Với ứng dụng học tiếng Anh, người dùng thực hành trực quan, miêu tả đồ vật, luyện câu giao tiếp, ngoài ra có thể giao lưu trực tuyến với giáo viên bằng hình ảnh truyền về từ google glass để được hỗ trợ khi cần thiết.
Tuy nhiên, khi học phải ngước lên để nhìn màn hình và đọc chữ, trong thời gian lâu sẽ gây nhức, mỏi mắt cho người sử dụng.
Hơn nữa, theo đánh giá của chuyên gia, thời lượng pin của glass "quá tệ". Nếu dùng liên tục thì chỉ sau 30 phút kính đã có thể hết pin, nếu sạc trong khi dùng phần tiếp xúc chân sạc sẽ nóng, gây khó chịu.
Để ứng dụng học tiếng Anh được triển khai cần có wifi, hay 3G, nếu ở những nơi không có mạng, đường truyền kém, hình ảnh gián đoạn hoặc mờ.
Glass nhận diện giọng nói nhiều khi chưa chính xác, khiến việc học mất nhiều thời gian hoặc thông tin thu được không đúng với yêu cầu của người dùng. Ảnh: Internet
Ngoài ra, Glass nặng hơn kính thông thường (tuy rằng đã thiết kế thanh nâng đỡ ở mũi nhằm giảm áp lực), thời gian học 1-2 tiếng sẽ làm phần tai người dùng tiếp xúc với gọng bị đau. Những người bị cận thị sẽ phải trang bị thêm phần gọng riêng khá tốn kém. Ảnh: Internet.