1. Đủ loại: bình xịt, thuốc viên diệt gián
Thời tiết nóng ẩm khiến các loài côn trùng phát triển nhanh, trong đó có loài gián. Chúng mang mầm bệnh tiêu chảy, đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng... lây nhiễm cho con người.Người tiêu dùng tìm kiếm các giải pháp tiêu diệt nhanh gọn bằng hóa chất đối với loại vật này. Từ bình xịt, đến thuốc viên, thuốc nước có mức giá dao động từ 20- 100 nghìn đồng. Bên cạnh sản phẩm có thương hiệu như Raid, Mosfly, Falcon… là những loại bình xịt có màu đỏ nhãn hiệu Trung Quốc, được người bán quảng cáo tác dụng tức thì, giá rẻ hơn từ 20 -50 nghìn tùy loại.Tại các chợ Thành Công, Kim Giang, Ngã Tư Sở hay cửa hàng tạp hóa trên đường Đê La Thành, Láng Hạ... người tiêu dùng dễ dàng tìm được các loại thuốc bột diệt côn trùng chỉ sơ sài hướng dẫn sử dụng mà không nêu rõ thành phần hoặc tác dụng phụ của sản phẩm.“Thấy nhà nhiều gián quá, sợ bò vào thức ăn gây bệnh nên tôi mua bình xịt về, mùi hắc khó chịu nên cứ phải ra ngoài cả tiếng mới dám về nhà. Về sau ra chợ, thấy có gói thuốc viên, hòa vào nước, gián uống vào thì chết nhiều hơn, cứ dùng thôi chứ cũng không rõ có độc hại gì cho mình không" - bác Trần Minh (Thanh Xuân ) cho hay khi đang mua loại hóa chất diệt gián tại chợ Ngã Tư Sở.Khi được hỏi về các loại hóa chất "tiêu diệt nhanh gọn" côn trùng, chị M.N (bán hàng chợ Kim Giang) cho biết: "Đủ loại, chịu khó một chút vì mùi càng hắc càng giết được nhiều gián. Đơn giản lắm, em cứ mua về, xịt hoặc bỏ vào thức ăn là được, chả cần hướng dẫn gì cầu kỳ quá đâu". 2. Tùy tiện sử dụng, hậu quả khó lường
TS Phạm Thị Khoa, nguyên Trưởng khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho biết: Phổ biến và phát triển nhanh, thường xuất hiện trong bếp, tủ đựng đồ, nhà hàng, khách sạn là các loại gián, trong đó có gián Đức rất khó tiêu diệt. Đây là loài có màu nâu nhạt, có hai sọc đen ở trên lưng, cánh mỏng và nhỏ.Khi phát hiện loài gián này người dân không nên phun thuốc diệt dạng phun kiến gián thông thường, bởi chúng đã kháng hầu hết các loài thuốc, tỷ lệ chết rất thấp. Đến nay, để diệt gián Đức người ta phải dùng bả riêng. Ngoài ra, cần diệt bằng tay, đồng thời vệ sinh sạch sẽ nhà cửa... Tác hại của việc dùng các loại hóa chất tràn lan khiến côn trùng "trơ" thuốc, không mang lại hiệu quả như ý muốn và thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.Đáng lo ngại là những hóa chất trôi nổi, không rõ nguồn gốc, diệt càng nhanh càng độc được tiêu thụ khá nhiều. Các loại khí bình xịt có trong không khí, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua hô hấp và da, nếu quá liều lượng sẽ gây khó thở, dị ứng ngoài da.Trong nhiều trường hợp sẽ gây ngộ độc khi thức ăn và nước có trộn thuốc hoặc bình đựng hóa chất diệt gián không được tránh xa tầm tay trẻ em. 3. Cẩn trọng khi sử dụng
Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng không nên tùy tiện xịt thuốc hoặc phải lựa chọn thương hiệu có uy tín, sử dụng đúng liều lượng và đối tượng tác động. Không để thuốc gần tầm với của trẻ em, gần thức ăn hay vật nuôi...Một số phương pháp diệt gián bằng dụng cụ như vợt kết hợp vệ sinh nhà cửa, không để thức ăn bừa bãi tạo môi trường thu hút loài côn trùng này.Một mẹo nhỏ, người tiêu dùng có thể dùng bột baking soda (bột nở) trộn đều với bột làm bánh (không quá loãng). Khi ăn phải hỗn hợp này chất axit trong bụng gián sẽ kết hợp với bột nở, khiến chúng bị phình bụng và chết.
1. Đủ loại: bình xịt, thuốc viên diệt gián
Thời tiết nóng ẩm khiến các loài côn trùng phát triển nhanh, trong đó có loài gián. Chúng mang mầm bệnh tiêu chảy, đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng... lây nhiễm cho con người.
Người tiêu dùng tìm kiếm các giải pháp tiêu diệt nhanh gọn bằng hóa chất đối với loại vật này. Từ bình xịt, đến thuốc viên, thuốc nước có mức giá dao động từ 20- 100 nghìn đồng. Bên cạnh sản phẩm có thương hiệu như Raid, Mosfly, Falcon… là những loại bình xịt có màu đỏ nhãn hiệu Trung Quốc, được người bán quảng cáo tác dụng tức thì, giá rẻ hơn từ 20 -50 nghìn tùy loại.
Tại các chợ Thành Công, Kim Giang, Ngã Tư Sở hay cửa hàng tạp hóa trên đường Đê La Thành, Láng Hạ... người tiêu dùng dễ dàng tìm được các loại thuốc bột diệt côn trùng chỉ sơ sài hướng dẫn sử dụng mà không nêu rõ thành phần hoặc tác dụng phụ của sản phẩm.
“Thấy nhà nhiều gián quá, sợ bò vào thức ăn gây bệnh nên tôi mua bình xịt về, mùi hắc khó chịu nên cứ phải ra ngoài cả tiếng mới dám về nhà. Về sau ra chợ, thấy có gói thuốc viên, hòa vào nước, gián uống vào thì chết nhiều hơn, cứ dùng thôi chứ cũng không rõ có độc hại gì cho mình không" - bác Trần Minh (Thanh Xuân ) cho hay khi đang mua loại hóa chất diệt gián tại chợ Ngã Tư Sở.
Khi được hỏi về các loại hóa chất "tiêu diệt nhanh gọn" côn trùng, chị M.N (bán hàng chợ Kim Giang) cho biết: "Đủ loại, chịu khó một chút vì mùi càng hắc càng giết được nhiều gián. Đơn giản lắm, em cứ mua về, xịt hoặc bỏ vào thức ăn là được, chả cần hướng dẫn gì cầu kỳ quá đâu".
2. Tùy tiện sử dụng, hậu quả khó lường
TS Phạm Thị Khoa, nguyên Trưởng khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho biết: Phổ biến và phát triển nhanh, thường xuất hiện trong bếp, tủ đựng đồ, nhà hàng, khách sạn là các loại gián, trong đó có gián Đức rất khó tiêu diệt. Đây là loài có màu nâu nhạt, có hai sọc đen ở trên lưng, cánh mỏng và nhỏ.
Khi phát hiện loài gián này người dân không nên phun thuốc diệt dạng phun kiến gián thông thường, bởi chúng đã kháng hầu hết các loài thuốc, tỷ lệ chết rất thấp.
Đến nay, để diệt gián Đức người ta phải dùng bả riêng. Ngoài ra, cần diệt bằng tay, đồng thời vệ sinh sạch sẽ nhà cửa...
Tác hại của việc dùng các loại hóa chất tràn lan khiến côn trùng "trơ" thuốc, không mang lại hiệu quả như ý muốn và thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đáng lo ngại là những hóa chất trôi nổi, không rõ nguồn gốc, diệt càng nhanh càng độc được tiêu thụ khá nhiều. Các loại khí bình xịt có trong không khí, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua hô hấp và da, nếu quá liều lượng sẽ gây khó thở, dị ứng ngoài da.
Trong nhiều trường hợp sẽ gây ngộ độc khi thức ăn và nước có trộn thuốc hoặc bình đựng hóa chất diệt gián không được tránh xa tầm tay trẻ em.
3. Cẩn trọng khi sử dụng
Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng không nên tùy tiện xịt thuốc hoặc phải lựa chọn thương hiệu có uy tín, sử dụng đúng liều lượng và đối tượng tác động. Không để thuốc gần tầm với của trẻ em, gần thức ăn hay vật nuôi...
Một số phương pháp diệt gián bằng dụng cụ như vợt kết hợp vệ sinh nhà cửa, không để thức ăn bừa bãi tạo môi trường thu hút loài côn trùng này.
Một mẹo nhỏ, người tiêu dùng có thể dùng bột baking soda (bột nở) trộn đều với bột làm bánh (không quá loãng). Khi ăn phải hỗn hợp này chất axit trong bụng gián sẽ kết hợp với bột nở, khiến chúng bị phình bụng và chết.