1. Cốc, bát giấy bán tràn lan
Cốc, bát, đĩa giấy... vẫn được sử dụng hàng ngày và bày bán tràn lan tại các cửa hàng, sạp chợ, siêu thị với đủ kiểu dáng màu sắc và tiện ích cho người dùng.Theo anh N.T (bán hàng tại chợ Ngã Tư Sở):“Cốc giấy có hai loại dùng đựng đồ nóng hoặc đồ lạnh. Cốc lạnh có phụ gia dạng màng keo bên trong nhằm tránh ẩm và chống thấm nước. Các loại bát đĩa giấy dùng một lần thì không thấy có phân loại như thế này". Cốc đựng đồ nóng như Plain White, Mocha, Costa... bao bên ngoài là lớp chống thấm, sản phẩm có khả năng giữ nhiệt nên thường được dùng đựng café, trà, nước nóng. Bột giấy sẽ không tan với mức nhiệt từ 40-70 độ C. Tuy nhiên, trên thị trường người tiêu dùng vẫn quen xài các sản phẩm không có nhãn mác, chỉ đóng vào một bao bì màu trắng, giá rẻ giật mình từ 15 – 50 nghìn/ 20 chiếc tùy loại. Nhiều cửa hàng ăn, quán nước trưng dụng chúng một cách vô tư mà không hề chắc chắn hoặc có cơ sở về độ an toàn vệ sinh của cốc, bát giấy.
Khi được hỏi, chị N.T.H (chủ cửa hàng đồ ăn nhanh ở Thanh Xuân) cho biết:“Bán hàng quanh năm, ngày nào chả phải dùng đến bát giấy để đựng thức ăn cho khách mang về, cứ ra chợ Long Biên hoặc Đồng Xuân, loại nào cũng có. Người ta vẫn dùng đầy ra đấy thôi, dùng một lần thì có bị làm sao”. Chia sẻ về việc dùng sản phẩm này, Thanh Mai (sinh viên Đại học Văn Hóa) cho biết: “Vì tiện lợi nên nhiều khi vẫn phải dùng, có lần đi mua cháo, chủ quán cho vào bát giấy mang về, lúc mở ra có mùi rất khó chịu, mình lo có khi nào người bán họ dùng lại loại cũ mà mình không kiểm chứng được”. TS Nguyễn Gia Điền (Viện Hóa học) cho biết: Các sản phẩm này thường dùng chất liệu nhựa, giấy và phụ gia để tạo độ bền và màu sắc. Tuy nhiên, nếu quy trình sản xuất không đảm bảo hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Phần lớp tráng của cốc giấy chỉ chịu được mức nhiệt nhất định, nếu gặp nhiệt cao sẽ khiến các chất phụ gia thôi ra, chất keo, nhựa và bột giấy lẫn vào đồ uống, thức ăn gây mất an toàn vệ sinh. Ngoài ra, cốc, bát giấy để lâu có nguy cơ bị ẩm mốc tạo điều kiện thuận lợi để vi trùng, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nhiều người không chú ý, dùng cốc giấy cho đồ lạnh để đựng nước nóng, pha cafe, đựng canh nóng…hoặc ham rẻ mua loại không có nhãn mác, "tặc lưỡi" dùng hàng trôi nổi, mù mờ nguồn gốc.3. Không sợ độc nếu dùng đúng cách
Để bảo vệ sức khỏe, người mua nên chọn những sản phẩm có ghi rõ mức nhiệt, chất liệu sản xuất và hướng dẫn sử dụng. Ngay cả với những cốc giấy đựng được đồ ăn nóng thì cũng nên hạn chế, không đựng nước sôi hoặc cháo nóng.
Tuân thủ đúng yêu cầu "dùng một lần" của nhà sản xuất, không tự ý tái sử dụng sản phẩm hoặc dùng cốc, đĩa giấy có nhiều vết xước, ố vàng hoặc gặp nước nóng, nhanh chóng bị biến dạng.Đặc biệt chú ý không đựng thức ăn, nước uống vào cốc, đĩa giấy rồi hâm nóng bằng lò vi sóng hoặc bỏ các đồ chiên, xào vào đĩa ngay khi vừa nấu xong.
1. Cốc, bát giấy bán tràn lan
Cốc, bát, đĩa giấy... vẫn được sử dụng hàng ngày và bày bán tràn lan tại các cửa hàng, sạp chợ, siêu thị với đủ kiểu dáng màu sắc và tiện ích cho người dùng.
Theo anh N.T (bán hàng tại chợ Ngã Tư Sở):“Cốc giấy có hai loại dùng đựng đồ nóng hoặc đồ lạnh. Cốc lạnh có phụ gia dạng màng keo bên trong nhằm tránh ẩm và chống thấm nước. Các loại bát đĩa giấy dùng một lần thì không thấy có phân loại như thế này".
Cốc đựng đồ nóng như Plain White, Mocha, Costa... bao bên ngoài là lớp chống thấm, sản phẩm có khả năng giữ nhiệt nên thường được dùng đựng café, trà, nước nóng. Bột giấy sẽ không tan với mức nhiệt từ 40-70 độ C.
Tuy nhiên, trên thị trường người tiêu dùng vẫn quen xài các sản phẩm không có nhãn mác, chỉ đóng vào một bao bì màu trắng, giá rẻ giật mình từ 15 – 50 nghìn/ 20 chiếc tùy loại. Nhiều cửa hàng ăn, quán nước trưng dụng chúng một cách vô tư mà không hề chắc chắn hoặc có cơ sở về độ an toàn vệ sinh của cốc, bát giấy.
Khi được hỏi, chị N.T.H (chủ cửa hàng đồ ăn nhanh ở Thanh Xuân) cho biết:“Bán hàng quanh năm, ngày nào chả phải dùng đến bát giấy để đựng thức ăn cho khách mang về, cứ ra chợ Long Biên hoặc Đồng Xuân, loại nào cũng có. Người ta vẫn dùng đầy ra đấy thôi, dùng một lần thì có bị làm sao”.
Chia sẻ về việc dùng sản phẩm này, Thanh Mai (sinh viên Đại học Văn Hóa) cho biết: “Vì tiện lợi nên nhiều khi vẫn phải dùng, có lần đi mua cháo, chủ quán cho vào bát giấy mang về, lúc mở ra có mùi rất khó chịu, mình lo có khi nào người bán họ dùng lại loại cũ mà mình không kiểm chứng được”.
TS Nguyễn Gia Điền (Viện Hóa học) cho biết: Các sản phẩm này thường dùng chất liệu nhựa, giấy và phụ gia để tạo độ bền và màu sắc. Tuy nhiên, nếu quy trình sản xuất không đảm bảo hoặc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phần lớp tráng của cốc giấy chỉ chịu được mức nhiệt nhất định, nếu gặp nhiệt cao sẽ khiến các chất phụ gia thôi ra, chất keo, nhựa và bột giấy lẫn vào đồ uống, thức ăn gây mất an toàn vệ sinh.
Ngoài ra, cốc, bát giấy để lâu có nguy cơ bị ẩm mốc tạo điều kiện thuận lợi để vi trùng, vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Nhiều người không chú ý, dùng cốc giấy cho đồ lạnh để đựng nước nóng, pha cafe, đựng canh nóng…hoặc ham rẻ mua loại không có nhãn mác, "tặc lưỡi" dùng hàng trôi nổi, mù mờ nguồn gốc.
3. Không sợ độc nếu dùng đúng cách
Để bảo vệ sức khỏe, người mua nên chọn những sản phẩm có ghi rõ mức nhiệt, chất liệu sản xuất và hướng dẫn sử dụng. Ngay cả với những cốc giấy đựng được đồ ăn nóng thì cũng nên hạn chế, không đựng nước sôi hoặc cháo nóng.
Tuân thủ đúng yêu cầu "dùng một lần" của nhà sản xuất, không tự ý tái sử dụng sản phẩm hoặc dùng cốc, đĩa giấy có nhiều vết xước, ố vàng hoặc gặp nước nóng, nhanh chóng bị biến dạng.
Đặc biệt chú ý không đựng thức ăn, nước uống vào cốc, đĩa giấy rồi hâm nóng bằng lò vi sóng hoặc bỏ các đồ chiên, xào vào đĩa ngay khi vừa nấu xong.